Quy trình thực hiện sàng lọc, can thiệp giảm tác hại cho người uống rượu bia như thế nào?
Quy trình thực hiện sàng lọc, can thiệp giảm tác hại cho người uống rượu bia?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT năm 2020 quy định quy trình thực hiện sàng lọc, can thiệp giảm tác hại cho người uống rượu bia như sau:
Bước 1: Tiếp xúc, gặp gỡ với đối tượng được sàng lọc.
- Người phỏng vấn chào hỏi, giới thiệu bản thân, thông báo rõ mục đích của việc sàng lọc và khoảng thời gian thực hiện. Cam kết giữ bí mật các thông tin đối tượng cung cấp.
- Trước khi sàng lọc, người phỏng vấn hỏi: “từ trước đến nay đã bao giờ anh/chị uống rượu, bia hay bất kỳ đồ uống có cồn nào khác hay chưa?”
Nếu câu trả lời “chưa bao giờ” thì kết thúc phỏng vấn tại đây, đồng thời động viên, khuyến khích đối tượng tiếp tục duy trì hành vi tốt cho sức khỏe và phát tài liệu truyền thông (nếu có).
Nếu câu trả lời “có” thì tiến hành sàng lọc bằng bộ câu hỏi phỏng vấn và thực hiện các bước tiếp theo.
- Khi thực hiện phỏng vấn, người phỏng vấn lưu ý một số điểm sau đây:
+ Thể hiện thái độ cởi mở, không dọa nạt, không làm cho cuộc phỏng vấn trở nên nghiêm trọng.
+ Chỉ thực hiện với những người có thể trả lời phỏng vấn, không phỏng vấn những người đang say rượu hoặc đang cần phải chăm sóc y tế ngay.
+ Chỉ tiến hành phỏng vấn khi được đối tượng đồng ý tham gia.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn bằng bộ câu hỏi sàng lọc
- Giải thích cho đối tượng khái niệm về rượu, bia; thế nào là đơn vị cồn và cách quy đổi ra đơn vị cồn từ các loại đồ uống có cồn khác nhau.
- Tiến hành phỏng vấn bằng Bộ câu hỏi sàng lọc nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia (xem bộ câu hỏi sàng lọc ở mục III):
+ Lần lượt nêu từng câu hỏi và ghi nhận phương án trả lời tương ứng. Mỗi câu hỏi có 3 hoặc 5 phương án trả lời (tương ứng với điểm số từ 0 - 4). Sau mỗi câu trả lời, người phỏng vấn khoanh tròn vào điểm số ở đầu dòng của mỗi đáp án và sau đó ghi số điểm tương ứng vào trong ô vuông bên cạnh.
+ Người phỏng vấn cần chú ý xem có vấn đề gì có thể làm người trả lời e ngại, không thoải mái khi chia sẻ thông tin không và tìm cách tạo sự tin tưởng và thoải mái nhất có thể cho họ. Nếu các câu trả lời chưa rõ ràng hoặc người trả lời tỏ thái độ lảng tránh, người phỏng vấn cần lặp lại các câu hỏi và nêu ra các phương án trả lời để đối tượng chọn phương án thích hợp nhất với họ.
+ Sau khi trả lời hết các câu hỏi thì cộng và ghi tổng số điểm vào ô vuông ở dòng dưới cùng của bảng hỏi.
Bước 3: Phân loại mức độ nguy cơ
Sau khi hoàn thành bộ câu hỏi phỏng vấn, căn cứ tổng số điểm để phân loại mức độ nguy cơ đối với sức khỏe do uống rượu, bia vào một trong 4 nhóm sau:
- Nhóm nguy cơ 1: từ 0 - 7 điểm: uống rượu, bia ở mức nguy cơ thấp
- Nhóm nguy cơ 2: từ 8 - 15 điểm: uống rượu, bia ở mức nguy cơ cao
- Nhóm nguy cơ 3: từ 16 - 19 điểm: uống rượu, bia mức nguy cơ rất cao
- Nhóm nguy cơ 4: ≥ 20 điểm: nguy cơ lệ thuộc/nghiện rượu, bia
Bước 4: Thực hiện can thiệp giảm tác hại
Thực hiện các biện pháp can thiệp nhanh phù hợp với từng mức độ nguy cơ (từng nhóm): truyền thông, giáo dục nhận thức, tư vấn hoặc giới thiệu chuyển người có nguy cơ nghiện rượu, bia đến cơ sở chuyên khoa để được điều trị, chăm sóc. Cụ thể như sau:
Đối tượng nào thực hiện sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người uống rượu, bia?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 2 Hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT năm 2020 quy định mục đích, đối tượng, địa điểm sàng lọc:
MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM SÀNG LỌC
1. Mục đích
...
2. Người thực hiện sàng lọc và can thiệp
- Cộng tác viên/người tham gia thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Nhân viên y tế thôn, bản; cộng tác viên y tế thôn, bản.
- Nhân viên y tế tại trạm y tế xã/phường/thị trấn, trạm y tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
...
Như vậy, đối tượng thực hiện sàng lọc và can thiệt, bao gồm:
- Cộng tác viên/người tham gia thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Nhân viên y tế thôn, bản; cộng tác viên y tế thôn, bản.
- Nhân viên y tế tại trạm y tế xã/phường/thị trấn, trạm y tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
- Nhân viên y tế tại các phòng khám, bệnh viện tuyến y tế cơ sở, các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở y tế có liên quan khác.
Quy trình thực hiện sàng lọc, can thiệp giảm tác hại cho người uống rượu bia? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào sàng lọc, can thiệp giảm tác hại cho người uống rượu bia?
Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 2 Hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT năm 2020 quy định đối tượng sàng lọc, can thiệp giảm tác hại là những người uống rượu bia từ 18 tuổi trở, bao gồm:
- Người dân tại cộng đồng.
- Người đến khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác tại các cơ sở y tế, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính và các rối loạn sức khỏe có liên quan đến uống rượu, bia.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày gì, Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày nào?
- Luật thuế GTGT mới khi nào có hiệu lực? Toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 đã có chưa?
- Bên cồn là ở đâu? Cồn và cù lao khác nhau thế nào? Nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc 2024?
- Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ tư vấn qua mạng mới nhất năm 2025?