Ai có quyền ký tất cả các văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành?
Ai có quyền ký tất cả các văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành?
Tại khoản 1 Điều 15 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định thẩm quyền ký ban hành văn bản cấp lãnh đạo Bộ cụ thể như sau:
Ký ban hành văn bản
1. Thẩm quyền ký ban hành văn bản cấp lãnh đạo Bộ
a) Bộ trưởng có thẩm quyền ký tất cả văn bản do Bộ GDĐT ban hành.
b) Thứ trưởng ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao và phải báo cáo Bộ trưởng văn bản đã ký thay (thể hiện tại phần nơi nhận văn bản).
c) Trong trường hợp đặc biệt, Lãnh đạo Bộ có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị ký thừa ủy quyền một số văn bản. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của Bộ GDĐT. Nội dung ký thừa ủy quyền phải báo cáo Lãnh đạo Bộ sau khi phát hành (thể hiện tại phần nơi nhận văn bản).
Như vậy, Bộ trưởng có thẩm quyền ký tất cả văn bản do Bộ GDĐT ban hành.
Thứ trưởng ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao và phải báo cáo Bộ trưởng văn bản đã ký thay (thể hiện tại phần nơi nhận văn bản).
Trong trường hợp đặc biệt, Lãnh đạo Bộ có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị ký thừa ủy quyền một số văn bản. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.
Ai có quyền ký tất cả các văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành? (Hình từ Internet)
Tổ chức văn thư, lưu trữ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế công tác văn thư lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023, tổ chức văn thư, lưu trữ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như sau:
[1] Đối với tổ chức văn thư:
Văn thư cơ quan là một bộ phận thuộc Phòng Hành chính, Văn phòng. Văn thư cơ quan có nhiệm vụ giúp Chánh Văn phòng và Trưởng phòng Hành chính quản lý và tổ chức hoạt động về công tác văn thư theo các quy định hiện hành.
- Các đơn vị có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng bố trí người làm công tác văn thư chuyên trách.
- Các đơn vị khác bố trí người làm công tác văn thư theo chế độ kiêm nhiệm.
[2] Đối với tổ chức lưu trữ:
Lưu trữ cơ quan là một bộ phận thuộc Phòng Quản trị, Văn phòng. Lưu trữ cơ quan có nhiệm vụ giúp Chánh Văn phòng và Trưởng phòng Quản trị quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động về công tác lưu trữ theo các quy định hiện hành.
- Các cục, Thanh tra tùy theo khối lượng công việc về lưu trữ bố trí người làm công tác lưu trữ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
- Các vụ, các đơn vị thuộc Văn phòng bố trí người làm công tác lưu trữ theo chế độ kiêm nhiệm.
- Các Dự án, Đề án, Chương trình thuộc Bộ GDĐT tùy theo khối lượng công việc về lưu trữ bố trí người làm công tác lưu trữ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
Nhiệm vụ của Văn thư cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
Theo quy định tại Điều 7 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023, nhiệm vụ của Văn thư cơ quan bao gồm những nội dung sau:
[1] Kiểm tra, tiếp nhận, cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin của văn bản đến cơ quan Bộ vào Hệ thống E-Office trước khi chuyển giao văn bản.
[2] Trình xin ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền hoặc chuyển văn bản đến đơn vị, cá nhân giải quyết theo quy định trình, chuyển giao văn bản đến tại Điều 26 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023.
[3] Kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày, thẩm quyền ký văn bản trước khi phát hành.
[4] Làm thủ tục phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi của Bộ GDĐT theo đường bưu điện và thông tin điện tử.
[5] Quản lý sổ sách và cơ sở dữ liệu đăng ký trên Hệ thống E-Office; quản lý văn bản lưu tại Văn thư cơ quan.
[6] Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, công chức được cử đi công tác sau khi được người có thẩm quyền phê duyệt.
[7] Quản lý, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khóa bí mật của Bộ GDĐT, Văn phòng và các loại con dấu khác theo quy định của pháp luật.
[8] Giao nộp tài liệu, sổ sách văn thư vào Lưu trữ cơ quan trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày công việc kết thúc.
[9]Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác văn thư do Chánh Văn phòng giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?