Cơ sở hạ tầng khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-99:2012/BNNPTNT?
- Cơ sở hạ tầng khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-99:2012/BNNPTNT?
- Khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật phải đáp ứng các yêu cầu chung nào?
- Cục Thú y có trách nhiệm như thế nào đối với khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật?
Cơ sở hạ tầng khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-99:2012/BNNPTNT?
Căn cứ Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-99:2012/BNNPTNT quy định khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật có cơ sở hạ tầng như sau:
- Khu cách ly kiểm dịch động vật phải có hàng rào ngăn cách với khu vực bên ngoài.
- Hàng rào có chiều cao tối thiểu 2m và được làm bằng vật liệu chắc chắn.
- Các lối đi trong khu cách ly phải bằng phẳng, có khả năng chịu lực tốt, thông thoáng để dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
- Có hệ thống điện, nguồn điện ổn định và đủ công suất đáp ứng chiếu sáng và các thiết bị khác.
- Chuồng nuôi nhốt động vật
+ Chuồng nuôi phải được xây dựng vững chắc, thông thoáng để đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y tiểu khí hậu chuồng nuôi
+ Sàn chuồng được làm bằng vật liệu chống thấm, không trơn trượt và dốc về rãnh thu gom chất thải.
+ Rãnh phải đủ độ rộng và sâu để chất thải được thu gom nhanh chóng, tránh tồn đọng lâu trên nền chuồng.
+ Khoảng cách giữa các dãy chuồng đủ rộng để thuận tiện cho việc chăm sóc nuôi dưỡng và tiêu độc khử trùngkhi cần thiết.
+ Khu vực xung quanh phía ngoài chuồng nuôi phải thông thoáng, được làm sạch, cắt cỏ và phát quang bụi rậm thường xuyên để thuận tiện cho việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
+ Đối với khu cách ly kiểm dịch động vật tập trung, khu cách ly kiểm dịch động vật tại biên giới:
++ Có hệ thống chuồng nuôi nhốt riêng cho từng loài động vật.
++ Diện tích, cấu trúc chuồng nuôi phải phù hợp với đặc tính của từng loài động vật.
- Thức ăn, kho chứa thức ăn và nước uống
+ Thức ăn chế biến sẵn phải được cung cấp từ các cơ sở đã công bố đạt tiêu chuẩn chất lượng.
+ Các loại thức ăn khác như rau, cỏ, củ, quả, rơm,... phải đảm bảo đạt yêu cầu vệ sinh thú y.
+ Yêu cầu đối với kho chứa thức ăn
++ Vị trí: Kho ở nơi cao ráo, thoáng mát, tách biệt với khu vực để hóa chất.
++ Có diện tích phù hợp với công suất của khu cách ly, đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho động vật trong thời gian cách ly.
++ Kệ chứa thức ăn phải cách mặt sàn tối thiểu 30cm và cách tường tối thiểu 20cm.
+ Nước dùng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y và được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật trong khoảng 30 ngày trước khi nhập động vật, sản phẩm động vật.
+ Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất tiêu độc khử trùng và khu vực chứa đựng
+ Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết, phù hợp với từng loài động vật, từng loại sản phẩm động vật.
+ Trang thiết bị, dụng cụ phải sạch sẽ.
+ Những thiết bị, dụng cụ dùng để chăm sóc, chẩn đoán, điều trị cho động vật; thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm động vật trong thời gian cách ly phải được tiêu độc khử trùng trước và sau khi sử dụng.
+ Các loại hóa chất phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem nhãn và có hướng dẫn sử dụng.
+ Có sổ ghi chép, theo dõi việc xuất, nhập hóa chất.
+ Khu vực để dụng cụ, hóa chất phải cách biệt với xung quanh bằng tường hay sử dụng tủ chứa đựng.
- Khu nuôi, chăm sóc động vật ốm
+ Nền chuồng cách ly động vật ốm phải được thiết kế chống trượt, chống thấm và dễ làm vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
+ Có đủ thiết bị, dụng cụ, thuốc thú y cần thiết phục vụ chẩn đoán, điều trị bệnh cho động vật.
+ Có hệ thống thu gom chất thải riêng và dẫn thẳng tới khu xử lý chất thải.
- Khu xử lý động vật chết, sản phẩm động vật không đạt yêu cầu phát sinh trong quá trình cách ly
+ Thiết kế phù hợp với biện pháp xử lý: chôn, đốt, luộc chín,...
+ Biện pháp xử lý phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Khu cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật - kho chứa đựng, bảo quản sản phẩm động vật
+ Kho phải được xây dựng vững chắc (tường, mái, cửa được làm bằng vật liệu chắc chắn), nằm ở vị trí cao ráo để tránh các tác động bất lợi của thời tiết.
+ Phải có diện tích phù hợp với công suất (lượng sản phẩm lưu trữ trong kho).
+ Nền kho phải được làm từ vật liệu chống thấm, không bị ăn mòn bởi hóa chất, không trơn trượt và dễ vệ sinh khử trùng tiêu độc.
+ Có các thiết bị cung cấp nhiệt độ phù hợp theo yêu cầu của từng loại sản phẩm như điều hòa, tủ lạnh, tủ cấp đông,..,
+ Các kệ chứa sản phẩm phải chắc chắn, sạch sẽ và được làm từ vật liệu bền với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm trong kho. Sản phẩm đặt trên các kệ phải cách mặt sàn tối thiểu 30cm và cách tường tối thiểu 20cm.
+ Các chất thải phát sinh trong quá trình cách ly phải được xử lý trước khi ra môi trường bên ngoài.
+ Có sổ sách ghi chép việc xuất, nhập các sản phẩm, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hoặc các hiện tượng bất thường khác xảy ra trong kho.
- Hệ thống thu gom và xử lý chất thải
+ Có hệ thống thu gom riêng đối với nước thải từ khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh và được dẫn thẳng tới khu xử lý chất thải.
+ Hệ thống thu gom chất thải từ chuồng nuôi nhốt phải đảm bảo đủ lớn để tránh ứ đọng chất thải trên nền chuồng.
+ Hệ thống này phải được làm từ các vật liệu chống thấm, chống ăn mòn và được làm kín hoặc che phủ bởi nắp đậy.
+ Hệ thống xử lý chất thải phải đảm bảo đủ công suất để chất thải được xử lý hoàn toàn.
+ Các bể thải, bể lắng trong hệ thống thoát nước phải được nạo vét thường xuyên.
+ Nước thải trước khi đổ ra ngoài môi trường phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường;
+ Đối với chất thải rắn không xử lý tại khu cách ly phải được thu gom hàng ngày và có phương tiện chuyên biệt để chở đến nơi xử lý chung.
+ Dụng cụ hay túi chứa chất thải rắn phải kín, được làm từ các vật liệu bền chắc, chống thấm, chống ăn mòn.
+ Các dụng cụ dùng để thu gom, chứa đựng chất thải phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc hàng ngày sau khi sử dụng.
- Vệ sinh tiêu độc khử trùng
+ Khu cách ly phải có hệ thống vệ sinh, tiêu độc khử trùng bao gồm hóa chất khử trùng, thiết bị hoặc dụng cụ dùng để pha chế, sử dụng hóa chất khử trùng.
+ Phải có kế hoạch hàng ngày và định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng cho từng đối tượng cụ thể trong khu cách ly.
+ Phải có bể khử trùng hoặc thiết bị phun chất sát trùng đặt trước khu nuôi nhốt.
+ Trước và sau thời gian cách ly kiểm dịch, toàn bộ khu vực chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển phải được tiến hành vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
+ Khoảng thời gian tối thiểu giữa 02 lần cách ly để thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng ở trên cùng một khu vực chuồng nuôi là 15 ngày.
+ Việc pha chế và sử dụng hóa chất được thực hiện bởi một bộ phận nhân viên chuyên trách.
+ Những người này phải được đào tạo về chuyên môn trước khi nhận nhiệm vụ.
- Kiểm soát động vật gây hại
+ Cơ sở phải có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu chống các loài gặm nhấm, côn trùng và động vật gây hại khác.
+ Chất độc để diệt côn trùng, các loài gặm nhấm và động vật gây hại khác được bảo quản nghiêm ngặt.
+ Chỉ người được giao nhiệm vụ, có hiểu biết về chuyên môn mới được phép sử dụng.
- Phòng thay quần áo, nhà tắm, nhà vệ sinh và quần áo bảo hộ.
+ Khu cách ly phải có ít nhất phòng thay quần áo, nhà tắm, nhà vệ sinh cho nhân viên và được đặt trước lối vào khu vực nuôi nhốt động vật.
+ Phải cung cấp đủ nước và xà phòng đáp ứng cho nhu cầu vệ sinh cá nhân.
+ Phải có quần áo bảo hộ lao động dùng riêng cho khu vực nuôi nhốt động vật.
Cơ sở hạ tầng khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-99:2012/BNNPTNT? (Hình từ Internet)
Khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật phải đáp ứng các yêu cầu chung nào?
Căn cứ Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-99:2012/BNNPTNT quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu chung
2.1.1. Địa điểm
Khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật phải cách biệt với khu dân cư, chợ, trường học, bệnh viện, khu vực công cộng, trục đường giao thông chính và khu vực chăn nuôi của địa phương.
...
Như vậy khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật phải đáp ứng các yêu cầu chung sau:
- Khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật phải cách biệt với khu dân cư, chợ, trường học, bệnh viện, khu vực công cộng, trục đường giao thông chính và khu vực chăn nuôi của địa phương.
- Khu cách ly kiểm dịch động vật gồm:
+ Khu nuôi nhốt động vật;
+ Kho chứa thức ăn;
+ Khu vực bảo quản trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất;
+ Khu chăm sóc động vật ốm;
+ Khu xử lý động vật chết.
- Khu cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật gồm:
+ Kho bảo quản sản phẩm động vật;
+ Khu xử lý sản phẩm động vật không đạt yêu cầu phát sinh trong thời gian cách ly.
Cục Thú y có trách nhiệm như thế nào đối với khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật?
Căn cứ Tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-99:2012/BNNPTNT quy định Cục Thú ý có trách nhiệm như sau:
Cục Thú y tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y tại khu cách ly trước, trong và sau thời gian cách ly động vật, sản phẩm động vật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể dục thể thao quần chúng là gì? Phong trào thể dục thể thao quần chúng được quy định như thế nào?
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi là bao nhiêu?
- Mẫu Thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại mới nhất từ ngày 01/12/2024?
- Hiện nay nhóm G20 gồm những nước nào? Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân bao nhiêu % giai đoạn 2021 - 2030?
- 1 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Ngày 1 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?