Lịch sử hình thành và phát triển vùng duyên hải Nam Trung Bộ như thế nào?
Lịch sử hình thành và phát triển vùng duyên hải Nam Trung Bộ như thế nào?
Theo cách chia Trung Bộ thành 4 phần Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên.
Trong đó, vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
Hiện nay, hầu hết các tỉnh trong vùng đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ Đà Nẵng trực thuộc trung ương từ đầu năm 1997). Trong đó, tỉnh Quảng Nam có 2 thành phố là Tam Kỳ và Hội An, tỉnh Khánh Hòa có 2 thành phố là Nha Trang và Cam Ranh.
Trong suốt thời kỳ từ sau năm 1975 cho đến năm 1986, toàn vùng Nam Trung Bộ chỉ có 2 thành phố là Đà Nẵng và Nha Trang. Từ năm 1986 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.
Các thành phố trước năm 1986:
Đà Nẵng: thành lập ngày 19 tháng 7 năm 1888 theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp
Nha Trang: thành lập thị xã ngày 7 tháng 5 năm 1937 theo Sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương. Tháng 3 năm 1977, nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay là đô thị loại 1, và là một trong các trung tâm lớn của vùng.
Các thành phố từ năm 1986 đến nay:
Quy Nhơn: thành lập thị xã ngày 20/10/1898, dưới triều Thành Thái, đến ngày 3 tháng 7 năm 1986 nâng cấp lên thành phố theo Nghị định 81/HĐBT. Hiện nay là đô thị loại 1, và là một trong các trung tâm lớn của vùng.
Phan Thiết: thành lập thị xã theo chỉ dụ của nhà Nguyễn năm 1898. Đến ngày 25 tháng 8 năm 1999 thành lập thành phố theo Nghị định 81/1999/NĐ-CP.
Tuy Hòa: lập ngày 5 tháng 1 năm 2005 theo Nghị định 03/2005/NĐ-CP.
Thành phố Quảng Ngãi: lập ngày 26 tháng 8 năm 2005 theo Nghị định 112/2005/NĐ-CP.
Tam Kỳ: lập ngày 29 tháng 9 năm 2006 theo Nghị định 113/2006/NĐ-CP.
Phan Rang – Tháp Chàm: lập ngày 8 tháng 2 năm 2007 theo Nghị định 21/2007/NĐ-CP.
Hội An: lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị định 10/2008/NĐ-CP.
Cam Ranh: lập ngày 23 tháng 12 năm 2010 theo Nghị định 65/NQ-CP.
Hiện nay, ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có 3 đô thị loại 1: thành phố Đà Nẵng (trực thuộc Trung ương), Quy Nhơn (thuộc tỉnh Bình Định), Nha Trang (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
Các thành phố là đô thị loại 2: Tam Kỳ (thuộc tỉnh Quảng Nam), Quảng Ngãi (thuộc tỉnh Quảng Ngãi), Tuy Hòa (thuộc tỉnh Phú Yên), Phan Rang – Tháp Chàm (thuộc tỉnh Ninh Thuận), Phan Thiết (thuộc tỉnh Bình Thuận).
Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh.
Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lịch sử hình thành và phát triển vùng duyên hải Nam Trung Bộ như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về hồ sơ và kinh phí phân loại đơn vị hành chính cụ thể như sau:
Hồ sơ và kinh phí phân loại đơn vị hành chính
1. Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân;
b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp huyện hoặc nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp xã;
c) Báo cáo thuyết trình đánh giá các tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính;
d) Bảng thống kê số liệu tiêu chuẩn làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn;
đ) Bản đồ xác định vị trí đơn vị hành chính được phân loại;
e) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về tiêu chuẩn của yếu tố đặc thù.
...
Theo đó,hồ sơ phân loại đơn vị hành chính các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân;
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp huyện hoặc
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp xã;
- Báo cáo thuyết trình đánh giá các tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính;
- Bảng thống kê số liệu tiêu chuẩn làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn;
- Bản đồ xác định vị trí đơn vị hành chính được phân loại;
- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về tiêu chuẩn của yếu tố đặc thù.
Thủ tục phân loại đơn vị hành chính các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 26 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về thủ tục phân loại đơn vị hành chính các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ được thực hiện như sau:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, thông qua.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nội vụ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính tại mục 2.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập hội đồng thẩm định và chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính.
Bước 3: Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính, cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Bộ Nội vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?