Đến 2025, 100% đội ngũ thực thi công vụ hoạt động thương mại điện tử được đào tạo, trang bị kiến thức về TMĐT?

Tôi muốn biết, có phải định hướng đến năm 2025, 100% đội ngũ thực thi công vụ hoạt động thương mại điện tử được đào tạo, trang bị kiến thức về thương mại điện tử hay không? Câu hỏi từ anh Sơn - Đồng Tháp

Đến 2025, 100% đội ngũ thực thi công vụ hoạt động thương mại điện tử được đào tạo, trang bị kiến thức về TMĐT?

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 2 Điều 1 Quyết định 319/QĐ-TTg năm 2023 Thủ tướng Chính phủ đưa ra đề án đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau:

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa trong hoạt động thương mại điện tử; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động triển khai áp dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

- Phát triển hạ tầng, cải tiến công nghệ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng để quản lý tập trung, xuyên suốt, đồng bộ phục vụ hiệu quả công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

- 100% đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử được đào tạo, trang bị kiến thức về TMĐT, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- 100% các sàn giao dịch TMĐT lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả; 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TMĐT, pháp luật chuyên ngành đối với các hàng hóa do tổ chức, cá nhân kinh doanh; 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình.

100% đội ngũ thực thi công vụ trong hoạt động TMĐT được đào tạo, trang bị kiến thức về TMĐT thế nào?

Đến 2025, 100% đội ngũ thực thi công vụ hoạt động thương mại điện tử được đào tạo, trang bị kiến thức về TMĐT? (Hình từ Internet)

Giải pháp thực hiện trong hoạt động thương mại điện tử để đạt được mục tiêu đến năm 2025 là gì?

Căn cứ Mục 3 Điều 1 Quyết định 319/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện quy định pháp lý về TMĐT và bảo vệ người tiêu dùng

- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý hoạt động TMĐT; chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong hoạt động TMĐT.

Thứ hai: Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng; phát triển hạ tầng, thiết bị bảo đảm an ninh an toàn thông tin phục vụ công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT (sàn giao dịch TMĐT, hệ thống thông tin giao dịch điện tử, dữ liệu giao dịch điện tử, cơ chế kiểm soát hàng hóa trong giao dịch điện tử,...) và kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu liên quan của các lực lượng chức năng thuộc các bộ, ngành.

- Xây dựng hệ thống giám sát, thu thập dữ liệu về giao dịch TMĐT trên các nền tảng mạng xã hội để bổ sung nguồn dữ liệu đầu vào cho cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động triển khai áp dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

- Xây dựng cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT cho phép kết nối, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Theo yêu cầu nhiệm vụ trình cấp có thẩm quyền quyết định phát triển hạ tầng, thiết bị bảo đảm an ninh an toàn thông tin phục vụ hiệu quả công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

- Tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

Thứ ba: Nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong hoạt động thực thi pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

- Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn, tập huấn kiến thức nghiệp vụ về công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án.

Thứ tư: Nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm giữa các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan

- Rà soát, đánh giá các quy định, cơ chế và hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT để báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

- Tăng cường hoạt động phối hợp, thanh tra, kiểm tra, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong hoạt động TMĐT.

- Tăng cường trao đổi, tiếp nhận thông tin để thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động TMĐT.

Thứ năm: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT

- Xây dựng tài liệu truyền thông, tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

- Tổ chức các hội thảo, diễn đàn, sàn công nghệ trong nước nhằm kết nối doanh nghiệp, đơn vị khoa học và công nghệ, chuyên gia trong và ngoài nước để thúc đẩy hợp tác, ứng dụng, phát triển công nghệ nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án.

- Triển khai các hoạt động phối hợp thông tin, truyền thông với các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai các hoạt động của Đề án; hướng dẫn các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trong thực hiện, triển khai nhiệm vụ.

- Yêu cầu các sàn TMĐT, đặc biệt các sàn lớn và những hạ tầng mạng xã hội thực hiện ký cam kết ràng buộc về chất lượng hàng hóa đối với từng chủ thể kinh doanh; đồng thời, có công cụ để kiểm soát, xử lý chặt chẽ.

- Xây dựng kênh thông tin chính thống của Bộ Công Thương và các lực lượng chức năng để thường xuyên cập nhật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các thông tin cảnh báo người tiêu dùng; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm buôn bán hàng giả trong hoạt động TMĐT.

Thứ sáu: Hợp tác quốc tế về công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; trao đổi, chuyển giao công nghệ từ các tổ chức quốc tế, các nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

- Khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu trong nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT với sự tham gia của các bộ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân để trao đổi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ.

Nguồn kinh phí thực hiện dự án trong hoạt động TMĐT được lấy từ đâu?

Căn cứ Mục 4 Điều 1 Quyết định 319/QĐ-TTg năm 2023 quy định nguồn kinh phí thực hiện dự án trong hoạt động TMĐT như sau:

- Kinh phí triển khai thực hiện Đề án này do nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác. Khuyến khích sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép, kết hợp trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao trong Đề án với các chương trình, đề án, nhiệm vụ đã được phê duyệt và triển khai từ trước đến nay. Việc quản lý và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Xây dựng kế hoạch, dự toán và quản lý kinh phí

+ Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước:

Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong Đề án, các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung trong kế hoạch dự toán ngân sách hằng năm của bộ, ngành địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, việc lập dự toán được thực hiện theo các quy định của pháp luật đối với từng nguồn vốn.

Trân trọng!

Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương mại điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Các chứng từ trong giao dịch thương mại điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi trả lời đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào cho khách hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử thực hiện qua hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành Thương mại điện tử là gì? Ngành Thương mại điện tử có thể thi khối nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động thương mại là gì? Có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại?
Hỏi đáp Pháp luật
Khai thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là loại thuế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Website thương mại điện tử có phải là sàn giao dịch thương mại điện tử không?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng trên sàn thương mại điện tử bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có các loại website thương mại điện tử nào? Trách nhiệm của thương nhân cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương mại điện tử
Nguyễn Thị Hiền
118 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thương mại điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào