Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Có mấy nhóm vi rút đậu mùa khỉ?
Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Có mấy nhóm vi rút đậu mùa khỉ?
Theo quy định tại Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người ban hành kèm theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 về khái quát bệnh đậu mùa khỉ:
Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ Châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.
Theo đó tại Tiểu mục 1 Mục 1 phòng ngừa lây nhiễm đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 bệnh đậu mùa khỉ có 2 nhóm vi rút cụ thể như sau:
- Nhóm thứ nhất gây bệnh ở khu vực phía Tây Phi;
- Nhóm thứ hai gây bệnh ở khu vực Trung Phi.
Nhóm vi rút gây đậu mùa khỉ ở khu vực Trung Phi thường gây bệnh nặng hơn, tỉ lệ tử vong từ 1% đến 10%, trong khi nhóm ở Tây Phi thường có tỉ lệ tử vong < 3%. Tỷ lệ tử vong ở người bệnh đậu mùa khỉ khác nhau đáng kể giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB).
Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Có mấy nhóm vi rút đậu mùa khỉ? (Hình từ Internet)
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 1 phòng ngừa lây nhiễm đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 Bộ Y tế đưa ra cụ thể 04 triệu chứng của bệnh ĐMK ở người có thể được chia thành các giai đoạn sau:
(1) Giai đoạn ủ bệnh: từ 6 đến 13 ngày (dao động từ 5 ngày đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.
(2) Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.
(3) Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:
- Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.
- Tiến triển ban: tuần tự tiến triển của ban từ dát (tổn thương có nền phẳng) - sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) - mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) - mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng) - đóng vảy khô - bong tróc và có thể để lại sẹo.
- Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 cm - 1cm.
- Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.
(4) Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh ĐMK có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm đối với bệnh đậu mùa khỉ?
Tại Mục 4 Phòng ngừa lây nhiễm đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 Bộ Y tế đưa ra các biện pháp dự phòng và lây nhiễm bao gồm:
(1) Sàng lọc người nhiễm, nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ
(2) Cách ly người bệnh xác định nhiễm hoặc ca bệnh nghi ngờ
(3) Một số biện pháp phòng ngừa khác
- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
- Vệ sinh tay
- Vệ sinh môi trường bề mặt
- Xử lý dụng cụ, đồ vải
- Xử lý chất thải
- Xử lý thi hài
Tổ chức nào có trách nhiệm thực hiện công tác phòng, chống đậu mùa khỉ?
Tại Mục 6 phòng ngừa lây nhiễm đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 tổ chức có trách nhiệm thực hiện công tác phòng, chống đậu mùa khỉ bao gồm:
Thứ nhất: Giám đốc cơ sở KBCB có trách nhiệm:
- Ban hành kế hoạch cụ thể về khám sàng lọc, phát hiện, xử trí, điều trị và phòng ngừa lây truyền bệnh ĐMK trong cơ sở KBCB.
- Bố trí đầy đủ kinh phí, trang bị đủ cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, vật tư, hóa chất, phương tiện cần thiết phục vụ công tác phòng lây nhiễm.
- Bố trí khu vực khám sàng lọc, cách ly tại địa điểm thích hợp.
- Xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp, xây mới khu cách ly theo đúng hướng dẫn. Củng cố và thực hiện thật nghiêm các quy định về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã ban hành, khắc phục ngay các vấn đề tồn tại khi phát hiện các nguy cơ không an toàn trong công tác phòng chống dịch.
Thứ hai: Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn:
- Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình, hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm ĐMK trong cơ sở KBCB.
- Phối hợp với các phòng, khoa, bộ phận liên quan tổ chức tập huấn cho NVYT, truyền thông cho người bệnh về phòng ngừa lây nhiễm ĐMK trong bệnh viện và cộng đồng.
- Tổ chức các hoạt động phòng ngừa lây nhiễm ĐMK phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Đầu mối tổ chức giám sát, hỗ trợ việc tuân thủ các thực hành phòng ngừa lây nhiễm ĐMK trong cơ sở KBCB.
Thứ ba: Các khoa, phòng, đơn vị có liên quan: các khoa, phòng, đơn vị liên quan theo phạm vi chuyên môn và chức năng nhiệm vụ của mình chủ động triển khai và phối hợp tham gia các hoạt động phòng chống dịch bệnh ĐMK trong cơ sở KBCB và cộng đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Bên cồn là ở đâu? Cồn và cù lao khác nhau thế nào? Nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc 2024?
- Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được diễn ra ở đâu?
- Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2025 theo Nghị định 135 như thế nào?
- 02 trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang của Cảnh sát giao thông từ 01/01/2025?