-
Trách nhiệm hình sự
-
Truy cứu trách nhiệm hình sự
-
Hành vi phạm tội
-
Tội phạm
-
Xóa án tích
-
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
-
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
-
Đồng phạm
-
Án treo
-
Nguyên tắc suy đoán vô tội
-
Người phạm tội
-
Loại trừ trách nhiệm hình sự
-
Năng lực trách nhiệm hình sự
-
Các tội phạm
-
Hình phạt trách nhiệm hình sự
-
Thời hiệu thi hành bản án hình sự
-
Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

Người từ đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong pháp lệnh phòng chống mại dâm?
Căn cứ Điều 4 Pháp lệnh Phòng chống mại dâm 2003 quy định cụ thể 9 hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
- Mua dâm;
- Bán dâm;
- Chứa mại dâm;
- Tổ chức hoạt động mại dâm;
- Cưỡng bức bán dâm;
- Môi giới mại dâm;
- Bảo kê mại dâm;
- Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm;
- Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Mua dâm người dưới 18 tuổi có bị xử phạt hành chính không?
Căn cứ Điều 22 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm 2003 quy định xử lý đối với người mua dâm như sau:
- Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền.
- Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, người chưa thành niên được quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Tại Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua dâm như sau:
Hành vi mua dâm
1 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
2 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
3 Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên có thể bị xử phạt :
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
Ngoài ra còn bị xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm 2003 quy định mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
Căn cứ Điều 329 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội mua dâm người dưới 18 tuổi như sau:
Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Mua dâm 02 lần trở lên;
b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng mức hình phạt tương ứng tối đa từ 1 năm đến 15 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Biện pháp kinh tế - xã hội trong phòng, chống mại dâm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 quy định biện pháp kinh tế - xã hội trong việc phòng, chống mại dâm bao gồm:
- Dạy nghề, tạo việc làm để có thu nhập, xóa đói giảm nghèo là những biện pháp kinh tế - xã hội quan trọng nhằm ngăn ngừa sự phát sinh, phát triển tệ nạn mại dâm.
- Tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm giúp người bán dâm hoà nhập cộng đồng.
- Các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể liên quan thực hiện 02 biện pháp nêu trên, chú trọng đối với người nghèo, người chưa có việc làm.
- Nhà nước có chính sách, biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm giúp người bán dâm hòa nhập cộng đồng.
Trân trọng!

Nguyễn Thị Hiền
- Tổ chức tín dụng cung cấp nhóm chỉ tiêu thông tin tín dụng nào cho CIC từ ngày 01/01/2025?
- Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải dệt kim theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5795:1994?
- Thời gian cấp sổ đỏ, sổ hồng là bao lâu?
- Thủ tục tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như thế nào?
- Năm 2024 có phải là năm nhuận hay không? Năm Nhuận 2024 có bao nhiêu ngày?