Có được chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang lưu giữ trong kho ngoại quan không?
Có được chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang lưu giữ trong kho ngoại quan không?
Căn cứ quy định Điều 83 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan như sau:
Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:
1. Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.
2. Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.
3. Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
4. Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.
Như vậy, việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa là một trong các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan.
Do đó, đối với hàng hóa đang lưu giữ trong kho ngoại quan thì chủ hàng hóa có thể trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
Có được chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang lưu giữ trong kho ngoại quan không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa nào được gửi kho ngoại quan?
Căn cứ quy định Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về hàng hóa gửi kho ngoại quan như sau:
Hàng hóa gửi kho ngoại quan
1. Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại Khoản 1 Điều 84 Nghị định này được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan.
2. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:
a) Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
b) Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;
c) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
3. Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm:
a) Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;
b) Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
4. Hàng hóa sau đây không được gửi kho ngoại quan:
a) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;
b) Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;
c) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Ngoài hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 4 Điều này, căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.
Như vậy, hàng hóa được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan là hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan theo quy định.
Trong đó có các mặt hàng sau:
Đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:
- Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
- Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;
- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
Đối với hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;
- Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
Lưu ý: Các loại hàng hóa sau đây không được gửi kho ngoại quan:
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;
- Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;
- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Bên cạnh đó căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.
Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 87 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan như sau:
Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan như sau:
- Phương tiện, hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Cơ quan hải quan căn cứ vào chủng loại hàng hóa gửi kho ngoại quan, tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật của chủ kho ngoại quan để áp dụng biện pháp giám sát phù hợp.
- Việc thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan, chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo trước khi thực hiện cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để tổ chức theo dõi, giám sát.
- Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan và ngược lại hoặc từ kho ngoại quan đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và ngược lại phải làm thủ tục hải quan và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?