Mức lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập được áp dụng từ ngày 16/12/2023?
- Ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập?
- Mức lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập được áp dụng từ ngày 16/12/2023?
- Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
Ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập?
Ngày 30/10/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.
Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT thay thế Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV.
Căn cứ Điều 1 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.
2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập, gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có người khuyết tật tham gia học tập.
Căn cứ Điều 2 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định mã số chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật:
Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật - Mã số: V.07.06.16.
Như vậy, viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập có mã số là V.07.06.16.
Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập sau có người khuyết tật tham gia học tập:
- Cơ sở giáo dục mầm non;
- Cơ sở giáo dục phổ thông;
- Cơ sở giáo dục thường xuyên;
- Trường chuyên biệt
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
Mức lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập được áp dụng từ ngày 16/12/2023? (Hình từ Internet)
Mức lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập được áp dụng từ ngày 16/12/2023?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định xếp lương:
Xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật quy định tại Thông tư này được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89 quy định tại Bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
...
Như vậy, viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Ngoài ra, căn cứ Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP quy định mức lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập như sau:
Lưu ý: Mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ cấp khác
Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên một trong các ngành, nghề thuộc lĩnh vực, nhóm ngành, nghề:
+ Đào tạo giáo viên;
+ Tâm lý học;
+ Công tác xã hội;
+ Sức khỏe;
- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo quy định.
Lưu ý: Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?