Chế độ làm thêm giờ của giáo viên mầm non như thế nào?
Chế độ làm thêm giờ của giáo viên mầm non như thế nào?
Căn cứ theo Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, chế độ làm thêm giờ của giáo viên mầm non được quy định như sau:
[1] Đối tượng áp dụng: (theo Điều 1 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC)
Giáo viên mầm non thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang trực tiếp giảng dạy hoặc đang công tác hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm trong cơ sở giáo dục mầm non
[2] Điều kiện để được hưởng chế độ làm thêm giờ: (theo Điều 2 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC)
- Được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
- Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, các nhiệm vụ công tác khác theo chế độ làm việc của nhà giáo quy định tại Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ban hành quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non.
[3] Cách tính tiền lương dạy thêm giờ đối với giáo viên mầm non: (theo Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC)
- Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm.
- Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%
- Tiền lương 01 giờ dạy:
*Trong đó:
- Số tuần dành cho giảng dạy là 35 tuần (theo Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT)
- Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] - (Định mức giờ dạy/năm).
- Định mức giờ dạy/năm của giáo viên mầm non = (Số giờ dạy trẻ học 2 buổi/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần dạy trẻ/năm học);
- Số giờ dạy quy đổi/năm học được thực hiện theo khoản 3 Điều 5 của Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT.
- Số giờ dạy tính thêm/năm học được áp dụng đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT.
- Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT.
[5] Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật. (theo khoản 8 Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC)
[6] Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị thiếu số lượng giáo viên mầm non do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị không thiếu giáo viên thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có các trường hợp dưới đây: (theo khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC)
- Giáo viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí giáo viên khác dạy thay.
Chế độ làm thêm giờ của giáo viên mầm non như thế nào? (Hình từ Internet)
Giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định ra sao?
Theo Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định như sau:
[1] Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày:
- Mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày.
- Đồng thời, thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
[2] Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày:
- Mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 4 giờ/ngày.
- Đồng thời, thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
[3] Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ quy định tương ứng số buổi học trong ngày; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
[4] Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non:
- Hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần.
- Phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.
Lưu ý: Trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục bao gồm dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường.
Giáo viên mầm non có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2a Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, giáo viên mầm non có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước trẻ em.
- Yêu nghề, thương yêu trẻ em; biết quản lý cảm xúc; đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên trường mầm non có thể đặt câu hỏi tại đây.