Mức cho vay tối đa trên tài sản đảm bảo bao nhiêu?
Mức cho vay tối đa trên tài sản đảm bảo bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về bảo đảm tiền vay như sau:
Bảo đảm tiền vay
1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.
Trước đây, căn cứ theo Điều 12 Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 217/QĐ-NH1 năm 1996 (đã hết hiệu lực) có quy định về mức cho vay tối đa trên tài sản bảo đảm bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm được xác định và ghi trên hợp đồng vay.
Tuy nhiên hiện nay, quy định này đã hết hiệu lực và nội dung mức cho vay tối đa trên tài sản đảm bảo hiện nay được thực hiện theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng. Việc thỏa thuận mức cho vay tối đa trên tài sản bảo đảm phải phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.
Trên thực tế, hiện nay, các ngân hàng hay một số tổ chức tín dụng vẫn giữ nguyên mức cho vay tối đa trên tài sản bảo đảm là 70% giá trị tài sản bảo đảm.
Một trong những các căn cứ để xác định mức cho vay này là tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm theo khoản 6 Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-NHNN đối với bất động sản là 50% và các loại tài sản bảo đảm khác: 30%. Ngoài ra, việc thẩm định giá tài sản bảo đảm trước khi vay cũng là một trong những yếu tố xác định số tiền cho vay.
Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm là tỷ lệ phần trăm của giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ từ giá trị khoản nợ khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tỷ lệ này được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Mức cho vay tối đa trên tài sản đảm bảo bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tài sản bảo đảm trong hợp đồng cho vay có thể là tài sản nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, tài sản bảo đảm trong hợp đồng cho vay là tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay đúng hạn theo thỏa thuận có thể là các loại tài sản như sau:
- Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ.
- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Hợp đồng thế chấp tài sản nhằm bảo đảm hợp đồng cho vay có hiệu lực từ khi nào?
Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
5. Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.
Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm.
Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.
....
Mặt khác, căn cứ tại Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về hiệu lực của hợp đồng bảo đảm như sau:
Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm
1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
....
Thông qua các căn cứ trên, hợp đồng thế chấp tài sản nhằm bảo đảm hợp đồng cho vay là hợp đồng bảo đảm. Thông thường, hợp đồng thế chấp tài sản sẽ được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu các bên nên sẽ có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản bảo đảm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?