Ai là người phải tự trả chế độ tai nạn lao động nếu trốn đóng BHXH?

Cho hỏi: Ai là người phải tự trả chế độ tai nạn lao động nếu trốn đóng BHXH? Có bắt buộc nộp kèm sổ BHXH trong hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động không? Câu hỏi của chị Vy (Huế)

Ai là người phải tự trả chế độ tai nạn lao động nếu trốn đóng BHXH?

Đầu tiên, tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một mức như sau:

- Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;

- Đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;

Theo khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động
...
3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.
4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.
...

Từ những quy định trên, người sử dụng lao động phải tự trả chế độ tai nạn lao động nếu trốn đóng BHXH đối với người lao động. Vì vậy, trường hợp này người sử dụng lao động phải trả chế độ cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động có thể nhờ cơ quan bảo hiểm xã hội truy đóng BHXH theo hợp đồng lao động đã ký kết theo đúng quy định của pháp luật. (tại Điều 18 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 38 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017).

Ai là người phải tự trả chế độ tai nạn lao động nếu trốn đóng BHXH?

Ai là người phải tự trả chế độ tai nạn lao động nếu trốn đóng BHXH? (Hình từ Internet)

Có bắt buộc nộp kèm sổ BHXH trong hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Theo Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động cụ thể như sau:

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Như vậy, sổ BHXH của người lao động là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Thời hạn giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động là bao lâu?

Theo Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:

Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo đó, thời hạn giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động được quy định như sau:

- Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.

Do đó, thời hạn giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tối đa là 40 ngày.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào