Yêu cầu kỹ thuật đối với dinatri hydrogen phosphat theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT quy định như thế nào?
- Yêu cầu kỹ thuật đối với dinatri hydrogen phosphat theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT quy định như thế nào?
- Yêu cầu quản lý đối với phụ gia thực phẩm - chất ổn định theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT?
- Việc tổ chức thực hiện đối với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất ổn định được quy định như thế nào?
Yêu cầu kỹ thuật đối với dinatri hydrogen phosphat theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Mục 5 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT quy định về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với dinatri hydrogen phosphat như sau:
Theo đó yêu cầu kỹ thuật đối với dinatri hydrogen phosphat theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia được quy định như sau:
- Định tính
+ Độ tan: Dễ tan trong nước, không tan trong ethanol.
+ pH: 9,0-9,6 (dung dịch 1/100).
+ Natri: Phải có phản ứng đặc trưng của natri.
+ Phosphat: Phải có phản ứng đặc trưng của phosphat.
+ Orthophosphat: Phải có phản ứng đặc trưng của orthophosphat.
- Độ tinh khiết
+ Giảm khối lượng khi sấy khô:
++ Dạng khan: Không được quá 5,0% (40oC trong 3 giờ, sau đó 105oC trong 5 giờ)
++ Dạng dihydrat: Không được quá 22,0% (40oC trong 3 giờ, sau đó 105oC trong 5 giờ)
++ Dạng heptahydrat: Không được quá 50,0% (40oC trong 3 giờ, sau đó 105oC trong 5 giờ)
++ Dạng dodecahydrat: Không được quá 61,0% (40oC trong 3 giờ, sau đó 105oC trong 5 giờ)
+ Các chất không tan trong nước: Không được quá 0,2%.
+ Florid: Không được quá 50,0 mg/kg.
+ Arsen: Không được quá 3,0 mg/kg.
+ Chì: Không được quá 4,0 mg/kg.
- Hàm lượng Na2HPO4: Không được thấp hơn 98,0% sau khi sấy khô.
Yêu cầu kỹ thuật đối với dinatri hydrogen phosphat theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu quản lý đối với phụ gia thực phẩm - chất ổn định theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT?
Căn cứ quy định Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT có quy định như sau:
YÊU CẦU QUẢN LÝ
1. Công bố hợp quy
1.1. Các chất ổn định phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.
1.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra đối với chất ổn định
Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất ổn định phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Như vậy, yêu cầu quản lý đối với phụ gia thực phẩm - chất ổn định theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT được quy định như sau:
- Công bố hợp quy
+ Các chất ổn định phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.
+ Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN (văn bản này hiện nay đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) và các quy định của pháp luật.
- Kiểm tra đối với chất ổn định
Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất ổn định phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Việc tổ chức thực hiện đối với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất ổn định được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT có quy định như sau:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
3. Trường hợp hướng dẫn của quốc tế về phương pháp thử và các quy định của pháp luật viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
Như vậy, việc tổ chức thực hiện đối với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT được quy định như sau:
- Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT.
- Trường hợp hướng dẫn của quốc tế về phương pháp thử và các quy định của pháp luật viện dẫn trong Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?
- Mỗi cá nhân có bao nhiêu mã định danh y tế? Mã định danh y tế có mấy ký tự?
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- Khai thuế là gì? Người nộp thuế thực hiện việc khai thuế tại đâu theo quy định pháp luật về thuế?