Trách nhiệm phổ biến hương ước, quy ước cộng đồng dân cư là của ai?

Tôi có thắc mắc, trách nhiệm phổ biến hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư là của ai? Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức nào? Câu hỏi từ chị Thúy Hà - Gia Lai

Hương ước quy ước được thể hiện dưới hình thức nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định hình thức của hương ước quy ước như sau:

Hình thức của hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố), Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 02 (hai) đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư; khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.
3. Hương ước, quy ước có thể được chia thành lời nói đầu, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc kết cấu khác phù hợp với nội dung; được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
4. Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt.
5. Trường hợp cộng đồng dân cư có nhiều dân tộc của Việt Nam cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì việc dịch hương ước, quy ước từ tiếng Việt sang tiếng của một, một số hoặc tất cả các dân tộc đó do cộng đồng dân cư quyết định khi soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định này.

Như vậy, hương ước quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố), Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 02 (hai) đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư; khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Hương ước quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trách nhiệm phổ biến hương ước, quy ước cộng đồng dân cư là của ai?

Trách nhiệm phổ biến hương ước, quy ước cộng đồng dân cư là của ai? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm phổ biến hương ước quy ước của cộng đồng dân cư là của ai?

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 61/2023/NĐ-CP về trách nhiệm thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước quy ước:

Thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước
...
2. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tổ chức các hoạt động thông tin, phổ biến nội dung của hương ước, quy ước cho hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ cộng đồng dân cư tổ chức thông tin, phổ biến, truyền thông và thực hiện hương ước, quy ước.
...

Như vậy, trách nhiệm phổ biến hương ước quy ước của cộng đồng dân cư thuộc về các đối tượng sau:

- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư.

- Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức

Việc soạn thảo hương ước quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện thế nào?

Tại Điều 8 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định soạn thảo nội dung hương ước quy ước như sau:

- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư lựa chọn người tham gia và thành lập Tổ soạn thảo hương ước quy ước.

- Tổ soạn thảo hương ước, quy ước bao gồm các thành viên là đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm sống và hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương. Đối với cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì Tổ soạn thảo phải có thành viên là già làng, trưởng bản và người biết tiếng dân tộc.

- Theo sự điều hành của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 và lấy ý kiến, thông qua, chuẩn bị hồ sơ công nhận hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 9, 10 và 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP cụ thể như sau:

+ Mục đích xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại Điều 3 Nghị định 61/2023/NĐ-CP

+ Nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP

+ Phạm vi nội dung của hương ước, quy ước tại Điều 5 Nghị định 61/2023/NĐ-CP

+ Hình thức của hương ước, quy ước tại Điều 6 Nghị định 61/2023/NĐ-CP

+ Lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước tại Điều 9 Nghị định 61/2023/NĐ-CP

+ Thông qua hương ước, quy ước tại Điều 10 Nghị định 61/2023/NĐ-CP

+ Công nhận hương ước, quy ước tại Điều 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP

Hương ước quy ước được thông qua khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Thông qua hương ước, quy ước
Hương ước, quy ước được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong cộng đồng dân cư tán thành và được thực hiện bằng một trong các hình thức như sau:
1. Thông qua tại cuộc họp của cộng đồng dân cư theo các quy định sau:
a) Phải có đại diện của trên 50% tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư tham dự họp;
b) Trình tự, thủ tục tổ chức cuộc họp thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Thông qua bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến từng hộ gia đình trong cộng đồng dân cư theo các quy định sau:
a) Chỉ lấy ý kiến sau khi cuộc họp của cộng đồng dân cư không thể thực hiện được do không đạt tỷ lệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Kết quả lấy ý kiến phải công khai sau khi tổng hợp bằng hình thức phù hợp do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn;
c) Trình tự, thủ tục lấy ý kiến thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Theo như quy định trên, hương ước quy ước được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong cộng đồng dân cư tán thành và được thực hiện bằng một trong các hình thức:

- Thông qua tại cuộc họp của cộng đồng dân cư

- Thông qua bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến từng hộ gia đình trong cộng đồng dân cư.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Violympic bao nhiêu điểm là đậu cấp trường năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Festival hoa Đà Lạt 2024 tổ chức ở đâu? Người tham gia lễ hội cần thực hiện những trách nhiệm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt vòng 7 lớp 3 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở năm 2024 tỉnh Cà Mau?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết thư UPU 2025 bao nhiêu từ? Viết thư Quốc tế UPU dành cho những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần thứ nhất cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nghị quyết đại hội MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Quảng Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học ở ngôi trường nào trước khi ra đi tìm đường cứu nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ như thế nào? Phòng chống bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em mầm non như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
1,093 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào