Công thức tính toán mực nước trung bình và độ chính xác từng lưu vực sông bằng công nghệ viễn thám như thế nào?
- Có bao nhiêu nội dung công việc quy định kỹ thuật giám sát mực nước lưu vực sông bằng công nghệ viễn thám?
- Công thức tính toán mực nước trung bình và độ chính xác từng lưu vực sông bằng công nghệ viễn thám như thế nào?
- Hình đa giác phục vụ tính toán độ cao mực nước trung bình thường được sử dụng đối với các con sông nào?
Có bao nhiêu nội dung công việc quy định kỹ thuật giám sát mực nước lưu vực sông bằng công nghệ viễn thám?
Theo Điều 5 Thông tư 16/2023/TT-BTNMT quy định về các nội dung công việc cụ thể như sau:
Các nội dung công việc
1. Thu thập và nhập dữ liệu.
2. Xác định tọa độ của trị đo cao vệ tinh.
3. Xác định tọa độ địa lý chính xác của trạm ảo.
4. Tính toán độ cao mực nước.
5. Xuất dữ liệu sang dạng ASCII.
6. Chiết tách trị đo theo đối tượng mặt nước.
7. Tính toán mực nước trung bình và độ chính xác.
8. Giám sát biến đổi mực nước lưu vực sông.
9. Sản phẩm giám sát mực nước lưu vực sông.
10. Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm.
Như vậy, có 10 nội dung công việc quy định kỹ thuật giám sát mực nước lưu vực sông bằng công nghệ viễn thám theo quy đinh của pháp luật, bao gồm:
[1] Thu thập và nhập dữ liệu.
[2] Xác định tọa độ của trị đo cao vệ tinh.
[3] Xác định tọa độ địa lý chính xác của trạm ảo.
[4] Tính toán độ cao mực nước.
[5] Xuất dữ liệu sang dạng ASCII.
[6] Chiết tách trị đo theo đối tượng mặt nước.
[7] Tính toán mực nước trung bình và độ chính xác.
[8] Giám sát biến đổi mực nước lưu vực sông.
[9] Sản phẩm giám sát mực nước lưu vực sông.
[10] Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm.
Công thức tính toán mực nước trung bình và độ chính xác từng lưu vực sông bằng công nghệ viễn thám như thế nào? (Hình từ Internet)
Công thức tính toán mực nước trung bình và độ chính xác từng lưu vực sông bằng công nghệ viễn thám như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 16/2023/TT-BTNMT quy định về việc tính toán mực nước trung bình và độ chính xác như sau:
Tính toán mực nước trung bình và độ chính xác
1. Mực nước tại mỗi vị trí giám sát trên lưu vực sông của từng chu kỳ lặp được tính trung bình từ các trị đo cao vệ tinh tần số cao dọc theo vệt quỹ đạo vệ tinh thu nhận được sau khi chiết tách trị đo theo đối tượng mặt nước được áp dụng theo công thức dưới đây và thể hiện theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
...
3. Đối với từng chu kỳ lặp, sai số độ lệch chuẩn của trị đo cao mực nước phải thỏa mãn điều kiện ≤ 0,5 m và sai số giới hạn của trị đo cao mực nước không được vượt quá 1,0 m. Trong trường hợp địa hình phức tạp như núi cao, độ dốc lớn hay trong các trường hợp điều kiện không thuận lợi khác đối với trị đo vệ tinh thì sai số độ lệch chuẩn của trị đo cao mực nước không được vượt quá 1,0 m và sai số giới hạn của trị đo cao mực nước không được vượt quá 2,0 m.
Theo đó, công thức tính toán mực nước trung bình và độ chính xác từng lưu vực sông bằng công nghệ viễn thám như sau:
Theo đó, công thức tính toán mực nước trung bình và độ chính xác từng lưu vực sông bằng công nghệ viễn thám như sau:
Hình đa giác phục vụ tính toán độ cao mực nước trung bình thường được sử dụng đối với các con sông nào?
Theo Điều 11 Thông tư 16/2023/TT-BTNMT quy định về việc chiết tách trị đo theo đối tượng mặt nước cụ thể như sau:
Chiết tách trị đo theo đối tượng mặt nước
1. Việc chiết tách trị đo theo đối tượng mặt nước tại các vị trí giao cắt của vệt quỹ đạo vệ tinh với bề mặt sông được thực hiện trên nền dữ liệu vệ tinh và được véc tơ hóa bằng một hình đa giác làm ranh giới. Khi đó, các trị đo vệ tinh nằm giới hạn của đa giác được dùng để tính toán độ cao mực nước lưu vực sông.
2. Đối với các con sông có độ rộng trung bình và nhỏ (≤ 500 m), bờ sông có thể được mở rộng nhằm tạo một vùng đệm thỏa mãn điều kiện sao cho mỗi một vệt quỹ đạo vệ tinh đi qua đều có thể thu nhận được tối thiểu từ 2 - 3 điểm trong hình đa giác phục vụ tính toán độ cao mực nước trung bình.
Theo đó, hình đa giác phục vụ tính toán độ cao mực nước trung bình thường được sử dụng đối với các con sông có độ rộng trung bình và nhỏ (≤ 500 m), bờ sông có thể được mở rộng nhằm tạo một vùng đệm thỏa mãn điều kiện sao cho mỗi một vệt quỹ đạo vệ tinh đi qua đều có thể thu nhận được tối thiểu từ 2 - 3 điểm.
Lưu ý: Thông tư 16/2023/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2023!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về diễn tập khu vực phòng thủ mới nhất hiện nay?
- Từ 05/01/2025, đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thanh lý trong trường hợp nào?
- Lịch khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Festival hoa Đà Lạt 2024 tổ chức ở đâu? Người tham gia lễ hội cần thực hiện những trách nhiệm gì?
- Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, ai là người ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng?
- Ai là người quyết định kiểm tra lấy mẫu hàng hóa nếu xét thấy hàng hóa có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng?