Phụ cấp đi lại có tính thuế TNCN không? Khoản thu nhập từ tiền lương tiền công nào phải chịu thuế TNCN?

Cho tôi hỏi: Phụ cấp đi lại có tính thuế TNCN không? Khoản thu nhập từ tiền lương tiền công nào phải chịu thuế TNCN? Mong được hỗ trợ.

Phụ cấp đi lại có tính thuế TNCN không?

Tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
...
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
...

Tại Công văn 2192/TCT-TNCN năm 2017 có hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoán chi xăng xe theo mức cố định hàng tháng cho nhân viên như sau:

Trường hợp Văn phòng đại diện trả khoản khoán chi xăng xe theo mức cố định hàng tháng cho nhân viên phục vụ cho việc đi lại của cá nhân thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân.

Như vậy, các khoản phụ cấp đi lại mang tính chất thường xuyên (như tiền xăng xe) không phải là công tác phí, các khoản này được xem là khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả cho người lao động và khoản này là khoản chịu thuế TNCN.

Tại điểm 2.9 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.
....

Tại Công văn 1166/TCT-TNCN năm 2016 hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với tiền công tác phí như sau:

Về Khoản tiền công tác phí: Trường hợp các Khoản thanh toán tiền công tác phí như tiền vé máy bay, tiền lưu trú, tiền taxi và tiền ăn của các cá nhân đi công tác được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì các Khoản thanh toán tiền công tác phí này là Khoản thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, đối với khoản phụ cấp đi lại được chi trả khi đi công tác (công tác phí) thì:

+ Được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu các khoản này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu các khoản này không được tính hoặc vượt quá mức được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phụ cấp đi lại có tính thuế TNCN không?

Phụ cấp đi lại có tính thuế TNCN không? Khoản thu nhập từ tiền lương tiền công nào phải chịu thuế TNCN? (Hình từ Internet)

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là khi nào?

Tại Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.

Như vậy, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công là:

- Thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế;

- Hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.

Khoản thu nhập từ tiền lương tiền công nào phải chịu thuế TNCN?

Tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có quy định các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công phải chịu thuế TNCN như sau;

- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

- Các khoản phụ cấp, trợ cấp.

Tuy nhiên sẽ không tính thuế TNCN đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;

+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

Trân trọng!

Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế thu nhập cá nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Cách kê khai Phụ lục bảng kê Mẫu 04-1/CNV-TNCN theo Thông tư 80 mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kê khai Phụ lục bảng kê Mẫu 06-1/BK-TNCN theo Thông tư 80 chi tiết, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải nộp thuế TNCN khi nhận quà tặng bằng hiện vật từ bốc thăm trúng thưởng của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế lũy tiến là gì? Biểu thuế lũy tiến từng phần theo tháng, theo năm mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp PCCC công ty chi trả có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN không?
Hỏi đáp pháp luật
Tiền lương ủng hộ Quỹ Phòng chống thiên tai có được giảm trừ thuế TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung bắt buộc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần mẫu số 05-2/BK-QTT-TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền bồi thường hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng bất động sản có tính đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế thu nhập cá nhân
Lương Thị Tâm Như
19,077 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thuế thu nhập cá nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế thu nhập cá nhân

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 17 văn bản về thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào