Các quốc gia nào trên thế giới có tư cách để ký kết điều ước quốc tế?

Cho hỏi: Các quốc gia nào trên thế giới có tư cách để ký kết điều ước quốc tế? Ai là người được đại diện cho quốc gia của họ mà không cần xuất trình thư ủy quyền? Câu hỏi của chị Lệ (Huế)

Các quốc gia nào trên thế giới có tư cách để ký kết điều ước quốc tế?

Căn cứ theo Điều 6 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định về tư cách của các quốc gia ký kết các điều ước như sau:

Tư cách của các quốc gia ký kết các điều ước
Mọi quốc gia đều có tư cách để ký kết các điều ước.

Như vậy, theo quy định trên thì mọi quốc gia trên thế giới đều có tư cách để ký kết điều ước quốc tế.

Các quốc gia nào trên thế giới có tư cách để ký kết điều ước quốc tế?

Các quốc gia nào trên thế giới có tư cách để ký kết điều ước quốc tế? (Hình từ Internet)

Ai là người được đại diện cho quốc gia của họ mà không cần xuất trình thư ủy quyền?

Theo Điều 7 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định về thư ủy quyền cụ thể như sau:

Thư ủy quyền
1. Một người được coi là đại diện cho một quốc gia để thông qua hoặc để xác thực văn bản của một điều ước hay để tỏ sự đồng ý của quốc gia chịu sự ràng buộc của điều ước:
a) Nếu người đó xuất trình thư ủy quyền thích hợp; hoặc
b) Nếu chiểu theo thực tiễn của các quốc gia hữu quan hoặc theo những hoàn cảnh khác, những quốc gia này có ý định coi người đó là đại diện của quốc gia mình nhằm đạt được những mục đích nêu trên và không đòi hỏi phải xuất trình thư ủy quyền.
2. Chiểu theo chức vụ của họ và không cần xuất trình thư ủy quyền, những người sau đây được coi là đại diện cho quốc gia của họ:
a) Các Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong mọi hành vi liên quan đến việc ký kết điều ước;
b) Các Trưởng đoàn ngoại giao trong việc thông qua văn bản của một điều ước giữa quốc gia cử và quốc gia nhận đại diện;
c) Những đại diện được cử của một quốc gia tại một hội nghị quốc tế hoặc tại một tổ chức quốc tế hoặc tại một cơ quan của tổ chức này, trong việc thông qua văn bản của một điều ước trong hội nghị quốc tế đó, trong tổ chức quốc tế đó hay trong cơ quan của tổ chức quốc tế đó.

Theo đó, người được đại diện cho quốc gia của họ mà không cần xuất trình thư ủy quyền, bao gồm:

- Các Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong mọi hành vi liên quan đến việc ký kết điều ước;

- Các Trưởng đoàn ngoại giao trong việc thông qua văn bản của một điều ước giữa quốc gia cử và quốc gia nhận đại diện;

- Những đại diện được cử của một quốc gia tại một hội nghị quốc tế hoặc tại một tổ chức quốc tế hoặc tại một cơ quan của tổ chức này, trong việc thông qua văn bản của một điều ước trong hội nghị quốc tế đó, trong tổ chức quốc tế đó hay trong cơ quan của tổ chức quốc tế đó.

Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế biểu thị bằng hành động nào?

Căn cứ theo Điều 14 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định về việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước được biểu thị bằng việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt cụ thể như sau:

Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước được biểu thị bằng việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt.
1. Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê chuẩn:
a) Khi điều ước quy định là sự đồng ý này biểu thị bằng việc phê chuẩn;
b) Khi có sự biểu thị rõ ràng bằng hình thức khác rằng các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận dùng hình thức phê chuẩn;
c) Khi đại diện của quốc gia đó đã ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn; hoặc
d) Khi ý định của quốc gia đó ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn được thể hiện trong thư ủy quyền của đại diện của quốc gia đó hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.
2. Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc chấp thuận hoặc phê duyệt trong những điều kiện tương tự như đối với việc phê chuẩn.

Như vậy, đối với một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế biểu thị bằng việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt.

- Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê chuẩn, bao gồm:

+ Khi điều ước quy định là sự đồng ý này biểu thị bằng việc phê chuẩn;

+ Khi có sự biểu thị rõ ràng bằng hình thức khác rằng các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận dùng hình thức phê chuẩn;

+ Khi đại diện của quốc gia đó đã ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn; hoặc

+ Khi ý định của quốc gia đó ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn được thể hiện trong thư ủy quyền của đại diện của quốc gia đó hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.

- Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc chấp thuận hoặc phê duyệt trong những điều kiện tương tự như đối với việc phê chuẩn.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 2 tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu âm? Quy định về thời giờ làm việc bình thường trong ngày này?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 1 tháng 8 là ngày gì? 1 tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm, thứ mấy? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tuyên giáo được tặng cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Dương Tháng 8 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 8 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc tang cấm các hoạt động nào? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 10 tháng 8 là ngày gì? Chia sẻ lịch âm tháng 8 năm 2024 chính xác, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới là gì? Nội dung tin dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới gồm những thông tin gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 30–CT/TU của Thành ủy Hà Nội, gia đình có vai trò gì trong việc khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Trần Cao Kỵ
756 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào