Điều chỉnh địa giới hành chính là gì? Thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã được quy định như thế nào?
Điều chỉnh địa giới hành chính là gì? Thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 129 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 245 Luật Đất đai 2024 quy định về thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính như sau:
Điều 129. Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
3. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, điều chỉnh địa giới hành chính là việc thay đổi ranh giới phân chia các đơn vị hành chính, bao gồm:
- Thành lập đơn vị hành chính: Tạo lập đơn vị hành chính mới.
- Giải thể đơn vị hành chính: Xóa bỏ đơn vị hành chính hiện có.
- Sáp nhập đơn vị hành chính: Sáp nhập hai hoặc nhiều đơn vị hành chính thành một đơn vị mới.
- Chia đơn vị hành chính: Tách một đơn vị hành chính thành hai hoặc nhiều đơn vị mới.
- Điều chỉnh địa giới: Thay đổi ranh giới của một đơn vị hành chính hiện có.
Mặt khác, thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, cụ thể thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đặt tên và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã.
Điều chỉnh địa giới hành chính là gì? Thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc điều chỉnh địa giới hành chính quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 sửa đổi bởi khoản 30 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019; sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017, nguyên tắc điều chỉnh địa giới hành chính quy định như sau:
[1] Khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính cùng cấp. Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính không đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
[2] Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân.
- Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.
[3] Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
- Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.
[4] Chính phủ trình Ủy ban thường vụ, Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính.
Thẩm tra đề án điều chỉnh địa giới hành chính thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 133 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, thẩm quyền đề án điều chỉnh địa giới hành chính thuộc về Ủy ban pháp luật của Quốc hội.
[1] Cụ thể Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáo Quốc hội; thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
[2] Hồ sơ thẩm tra gồm có:
- Tờ trình về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
- Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
- Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri, của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Dự thảo nghị quyết thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?