Việc bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo hình thức nào?
Việc bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo hình thức nào?
Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp như sau:
Thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp
....
2. Bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo một trong hai hình thức: Bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
a) Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế đã nộp;
c) Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo của cơ quan hải quan;
d) Nội dung thư bảo lãnh, việc nộp thư bảo lãnh và kiểm tra, theo dõi, xử lý thư bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
....
Như vậy, việc bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo hai hình thức là bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
- Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan.
Lưu ý: Bảo lãnh chung được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế đã nộp.
Việc bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Các loại hàng hóa tạm xuất khẩu nào thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan?
Căn cứ quy định Điều 48 Luật Hải quan 2014 quy định về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu như sau:
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu
1. Các loại hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu bao gồm:
a) Phương tiện quay vòng để chứa hàng hóa;
b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định;
c) Máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu theo các hợp đồng thuê, mượn để sản xuất, thi công;
d) Linh kiện, phụ tùng của chủ tàu nhập khẩu để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;
đ) Hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;
e) Hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
.....
Như vậy, các loại hàng hóa tạm xuất khẩu thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan gồm có:
- Phương tiện quay vòng để chứa hàng hóa;
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định;
- Máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu theo các hợp đồng thuê, mượn để sản xuất, thi công;
- Linh kiện, phụ tùng của chủ tàu nhập khẩu để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;
- Hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;
- Hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
Xác định mức thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 85 Luật Hải quan 2014 quy định về xác định mức thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Xác định mức thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Việc xác định mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào mã số hàng hóa và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm tính thuế.
Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Như vậy, việc xác định mức thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định như sau:
- Việc xác định mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào mã số hàng hóa và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm tính thuế.
- Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?
- 5 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Xem lịch âm tháng 11 năm 2024?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
- Lịch thi đấu C1 Champions League 2024 cập nhật mới nhất? Chung kết C1 2024 diễn ra ở đâu?