Điều kiện điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc được quy định thế nào?
- Điều kiện điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc được quy định thế nào?
- Quy chế quản lý kiến trúc phải bảo đảm những yêu cầu gì?
- Quy chế quản lý kiến trúc bao gồm những nội dung gì?
- Thời gian lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc là bao lâu?
- Nội dung rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc bao gồm những gì?
Điều kiện điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc được quy định thế nào?
Tại khoản 2 Điều 15 Luật Kiến trúc 2019 có quy định về điều kiện điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc như sau:
- Có sự điều chỉnh về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị và địa giới đơn vị hành chính làm ảnh hưởng đến tính chất, chức năng, quy mô khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc;
- Hình thành dự án trọng điểm quốc gia làm ảnh hưởng đến bố cục không gian kiến trúc khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc;
- Quy chế quản lý kiến trúc không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, môi trường sinh thái và di tích lịch sử - văn hóa;
- Phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng.
Điều kiện điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Quy chế quản lý kiến trúc phải bảo đảm những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Kiến trúc 2019 quy chế quản lý kiến trúc phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Phù hợp với quy định tại các điều 10, 11 và 13 của Luật Kiến trúc 2019;
- Phù hợp với thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương.
Quy chế quản lý kiến trúc bao gồm những nội dung gì?
Tại khoản 3 Điều 14 Luật Kiến trúc 2019 quy chế quản lý kiến trúc bao gồm những nội dung sau đây:
- Quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế; kiến trúc cho những khu vực, tuyến đường cụ thể;
- Xác định yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc của địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Kiến trúc 2019;
- Xác định khu vực cần lập thiết kế đô thị riêng, tuyến phố, khu vực cần ưu tiên chỉnh trang và kế hoạch thực hiện; khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù;
- Quy định về quản lý kiến trúc đối với nhà ở, công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc;
- Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị;
- Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc;
- Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh minh họa;
- Phụ lục về danh mục công trình kiến trúc có giá trị.
Thời gian lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc là bao lâu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định thời gian lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc như sau:
Thời gian lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc
1. Thời gian lập quy chế quản lý kiến trúc: Đối với thành phố trực thuộc trung ương không quá 15 tháng; đối với các trường hợp còn lại không quá 12 tháng, kể từ thời điểm được giao lập quy chế.
2. Thời gian thẩm định quy chế quản lý kiến trúc: Đối với thành phố trực thuộc trung ương không quá 30 ngày; đối với các trường hợp còn lại không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Thời gian phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc không quá 10 ngày, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Như vậy theo quy định trên thời gian lâp đối với thành phố trực thuộc trung ương không quá 15 tháng; đối với các trường hợp còn lại không quá 12 tháng. Thời gian thẩm định đối với thành phố trực thuộc trung ương không quá 30 ngày; đối với các trường hợp còn lại không quá 20 ngày kể từ thời điểm được giao lập quy chế.
Thời gian phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc không quá 10 ngày, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Nội dung rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định về nội dung rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy chế quản lý kiến trúc như sau:
- Rà soát tình hình, triển khai tổ chức thực hiện các quy chế quản lý kiến trúc, các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi áp dụng của quy chế quản lý kiến trúc.
- Đánh giá các mục tiêu đã thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc thực hiện theo quy chế quản lý kiến trúc đã được phê duyệt, ban hành.
- Rà soát, phân tích những yếu tố mới trong quá trình quản lý kiến trúc, sự phù hợp, tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch có liên quan và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực lập quy chế.
- Các kiến nghị và đề xuất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình kiến trúc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?