Phân biệt hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 0% và hàng hóa không chịu thuế GTGT như thế nào?
Hàng hóa chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 0% như sau:
Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
....
Như vậy, hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 0% bao gồm hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% sau đây:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài;
- Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;
- Chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài;
- Dịch vụ tài chính phái sinh;
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan);
- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản theo quy định;
- Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu;
- Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan.
- Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:
+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;
+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;
+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
Phân biệt hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 0% và hàng hóa không chịu thuế GTGT như thế nào? (Hình từ Internet)
Hàng hóa không chịu thuế GTGT được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT.
Theo đó, hàng hóa không chịu thế là các loại hàng hóa không phải đối tượng chịu thuế.
Các tổ chức các nhân kinh doanh các loại hàng hóa này sẽ không phải đóng thuế giá trị gia tăng, không phải thực hiện kê khai thuế
Các loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng là những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước.
Xem chi tiết các loại hàng hóa không chịu thuế GTGT tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BTC.
Phân biệt hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 0% và hàng hóa không chịu thuế GTGT như thế nào?
Dưới đây là bảng phân biệt giữa hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 0% và hàng hóa không chịu thuế GTGT:
Nội dung | Hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 0% | Hàng hóa không chịu thuế |
Định nghĩa | Hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 0% là hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nhưng được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. | Hàng hóa không chịu thuế GTGT là hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thông thường là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước. |
Hàng hóa chịu thuế | Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau: - Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài.. - Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa; - Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Xem chi tiết tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC | .- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác. - Những loại vật tư, hàng hóa dùng cho các lĩnh vực như: Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh. - Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. - Và một số mặt hàng khác có thể xem chi tiết tại: Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BTC |
Thực hiện kê khai thuế | Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải kê khai thuế GTGT vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. | Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không phải thực hiện kê khai thuế GTGT vì không thuộc đối tượng chịu thuế. |
Khấu trừ và hoàn thuế | Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thu. | Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. |
Mục đích | Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài. | Khuyến khích doanh nghiệp phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước. |
Nhìn chung, cả hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 0% và hàng hóa không chịu thuế GTGT đều là các chính sách được áp dụng để người tiêu dùng không phải tốn thêm khoản chi phí cho thuế giá trị gia tăng.
Điều này giúp kích thích tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu để phát triển nền kinh tế quốc gia.
Điểm khác biệt cơ bản giữa hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 0% và hàng hóa không chịu thuế GTGT là hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 0% vẫn phải kê khai thuế GTGT còn hàng hóa không chịu thuế GTGT thì không phải thực hiện thủ tục này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi cuối học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức kèm đáp án cập nhật năm 2024?
- Thành viên của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở nhiệm kỳ sau cần đảm bảo bao nhiêu % thành viên mới từ 01/2/2025?
- Mẫu thời khóa biểu dành cho học sinh sinh viên? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không tổ chức giảng dạy theo thời khóa biểu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lễ hội đền Thượng năm 2025 tổ chức vào ngày nào? Ở đâu?
- Hoá chất độc là gì? Nhà nước có chính sách gì về hoạt động hóa chất?