Khi đặt tên cho trường cao đẳng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
Khi đặt tên cho trường cao đẳng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc đặt tên cho trường cao đẳng như sau:
[1] Tên bằng tiếng Việt của trường cao đẳng gồm: Trường cao đẳng và một hoặc các thành tố như sau:
- Cụm từ xác định loại hình, lĩnh vực hoặc nhóm ngành, nghề đào tạo chính;
- Cụm từ xác định tên riêng: Tên địa phương; tên danh nhân văn hóa, lịch sử; tên cá nhân, tên tổ chức quản lý hoặc sở hữu trường. Cụm từ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường;
- Cụm từ xác định chất lượng, đẳng cấp: Khi đáp ứng tiêu chí chất lượng theo quy định và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;
- Cụm từ gắn với tên khu vực, quốc tế, quốc gia nước ngoài: Tên khu vực, quốc tế, quốc gia nước ngoài phải gắn với hiệp định hợp tác cấp quốc gia hoặc chương trình hợp tác hoặc chương trình liên kết đào tạo với trường của quốc gia nước ngoài hoặc chương trình đào tạo của trường đạt chuẩn của khu vực, quốc tế, quốc gia nước ngoài.
[2] Việc đặt tên trường phải rõ ràng, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không gây nhầm lẫn về chất lượng, đẳng cấp trường.
[3] Tên trường không được trùng và gây nhầm lẫn với tên của trường cao đẳng đã thành lập trước đó
[4] Tên giao dịch quốc tế của trường được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, phải sử dụng các thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài phu họp với thông lệ quốc tế, không dịch tên cá nhân và không gây nhầm lẫn với tên trường khác.
[5] Tên bằng tiếng Việt của trường được ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, con dấu, biển hiệu, các văn bản, giấy tờ giao dịch của trường và được gắn tại trụ sở chính, phân hiệu của trường.
Khi đặt tên cho trường cao đẳng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hiện nay có các loại hình trường cao đẳng là gì?
Tại khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy đinh về cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
...
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Đồng thời tại Điều 5 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định về loại hình trường cao đẳng như sau:
Loại hình trường cao đẳng
1. Trường cao đẳng trong Thông tư này được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường cao đẳng công lập;
b) Trường cao đẳng tư thục;
c) Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
...
Theo đó, hiện nay có các loại hình trường cao đẳng như sau:
- Trường cao đẳng công lập: là trường thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
- Trường cao đẳng tư thục: là trường thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
- Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài: gồm trường 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; trường liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Vai trò của hiệu trưởng trường cao đẳng là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định về vai trò, vị trí của hiệu trưởng trường cao đẳng như sau:
- Hiệu trưởng trường cao đẳng là người đứng đầu trường cao đẳng, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường;
- Hiệu trưởng trường cao đẳng là người điều hành tổ chức bộ máy của trường cao đẳng;
- Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm;
- Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá 02 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp;
- Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác tài chính, tài sản của nhà trường;
- Hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục không là cán bộ, công chức, viên chức.
Lưu ý: Nội dung bài viết trên được viết dựa theo Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH. Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH không áp dụng đối với trường cao đẳng sư phạm
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?