Hồ sơ mỏ hầm lò khai thác than được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT?
- Hồ sơ mỏ hầm lò khai thác than được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT?
- Việc tổ chức huấn luyện và kiểm tra kiến thức về kỹ thuật an toàn mỏ hầm lò khai thác than gồm những công việc gì theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT?
- Mỗi mỏ hầm lò khai thác than phải có số bình tự cứu cá nhân nhiều hơn số người lao động là bao nhiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT?
Hồ sơ mỏ hầm lò khai thác than được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT quy định về hồ sơ mỏ hầm lò khai thác than cụ thể như sau:
- Mỗi mỏ hầm lò phải có hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý đầu tư và xây dựng, các tài liệu trắc địa, địa chất, kế hoạch phát triển mỏ được cơ quan quản lý mỏ có thẩm quyền phê duyệt.
- Định kỳ theo quy định, mỏ hầm lò phải thực hiện chế độ cập nhật kịp thời các hồ sơ sau đây:
+ Bản đồ địa chất thuỷ văn;
+ Sơ đồ bố trí các đường lò trong mỏ;
+ Sơ đồ cập nhật các gương lò chuẩn bị, gương lò khai thác;
+ Sơ đồ hệ thống thông gió trong hầm lò;
+ Sơ đồ hệ thống vận tải trong hầm lò và ngoài mặt bằng mỏ;
+ Sơ đồ bố trí thiết bị trạm kiểm soát khí tự động;
+ Sơ đồ hệ thống thoát nước;
+ Sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc trong hầm lò và ngoài mặt bằng mỏ;
+ Sơ đồ hệ thống cung cấp điện, thuỷ lực, khí nén ngoài mặt bằng mỏ và trong hầm lò;
+ Kế hoạch Ứng cứu sự cố - Tìm kiếm cứu nạn (ƯCSC-TKCN), phương án phòng chống cháy nổ;
+ Số liệu quan trắc môi trường.
Hồ sơ mỏ hầm lò khai thác than được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức huấn luyện và kiểm tra kiến thức về kỹ thuật an toàn mỏ hầm lò khai thác than gồm những công việc gì theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT?
Theo khoản 2 Điều 7 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT quy định về đào tạo, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cụ thể như sau:
Quy định về đào tạo, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
1. Việc thực hiện công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) cho người sử dụng lao động, người lao động, người làm công tác AT-VSLĐ; hướng dẫn cho các đối tượng tham quan, nghiên cứu, thực tập; thống kê, theo dõi, báo cáo công tác AT-VSLĐ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chỉ những người đã được huấn luyện, hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra về AT-VSLĐ đạt yêu cầu mới được phép làm việc tại mỏ hầm lò.
Sổ theo dõi huấn luyện AT-VSLĐ quy định tại mẫu sổ 14, Phụ lục VII của Quy chuẩn này.
2. Mỗi năm một lần, mỏ hầm lò phải tổ chức huấn luyện và kiểm tra kiến thức về kỹ thuật an toàn (KTAT) cho cán bộ kỹ thuật các phòng, ban, phân xưởng liên quan đến những công việc sau đây:
a) Thông gió và kiểm soát khí mỏ;
b) Phòng chống cháy nổ mỏ;
c) Thoát nước và phòng chống bục nước;
d) Công tác kiểm định cột chống thuỷ lực sử dụng trong hầm lò;
e) Công tác khấu, chống gương khai thác và đào lò chuẩn bị;
g) Công tác Cơ điện - Vận tải mỏ.
3. Hai năm một lần, Lãnh đạo mỏ, cán bộ quản lý phòng, ban, phân xưởng đều phải được huấn luyện, kiểm tra về những quy định tại Quy chuẩn này phù hợp với nhiệm vụ, công việc được giao.
4. Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) xây dựng chương trình, nội dung huấn luyện, tổ chức thực hiện và kiểm tra sát hạch. Chỉ những Lãnh đạo mỏ, cán bộ quản lý phòng, ban, phân xưởng đã được huấn luyện và kiểm tra đạt yêu cầu mới được tiếp tục thực hiện những công việc quy định tại khoản 2 Điều này
Theo đó, mỗi năm một lần, việc tổ chức huấn luyện và kiểm tra kiến thức về kỹ thuật an toàn mỏ hầm lò khai thác than gồm những công việc sau đây:
- Thông gió và kiểm soát khí mỏ;
- Phòng chống cháy nổ mỏ;
- Thoát nước và phòng chống bục nước;
- Công tác kiểm định cột chống thuỷ lực sử dụng trong hầm lò;
- Công tác khấu, chống gương khai thác và đào lò chuẩn bị;
- Công tác Cơ điện - Vận tải mỏ.
Mỗi mỏ hầm lò khai thác than phải có số bình tự cứu cá nhân nhiều hơn số người lao động là bao nhiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT quy định về trang bị bảo hộ lao động như sau:
Quy định về trang bị bảo hộ lao động
1. Người lao động phải được trang bị bảo hộ lao động (BHLĐ) theo quy định đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành và phù hợp với điều kiện làm việc, như: mũ lò, đèn ắc quy chiếu sáng cá nhân, bình tự cứu cá nhân, quần áo BHLĐ, ủng BHLĐ. Quần áo BHLĐ phải có dải phản quang để dễ nhận biết khi ở trong hầm lò.
2. Mỗi mỏ hầm lò phải có số bình tự cứu cá nhân nhiều hơn 10% so với số lao động theo danh sách làm việc trong hầm lò; Giám đốc điều hành mỏ phải tổ chức huấn luyện cho người lao động cách sử dụng và kiểm tra chất lượng bình tự cứu cá nhân theo quy định sau:
a) Khi hành trình rút lui đến vị trí an toàn mất trên 90% thời gian bảo vệ của bình tự cứu cá nhân, 6 tháng một lần trước khi thoả thuận phương án ƯCSC - TKCN, Giám đốc điều hành mỏ phải tổ chức một nhóm nhân viên kỹ thuật đeo bình tự cứu cá nhân đi theo hành trình này để kiểm tra.
....
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì đối với mỗi mỏ hầm lò khai thác than phải có số bình tự cứu cá nhân nhiều hơn số người lao động theo danh sách làm việc trong hầm lò 10%.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?