Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015?
Che giấu tội phạm là hành vi như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định che giấu tội phạm:
Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Như vậy, che giấu tội phạm là hành vi không hứa hẹn trước nhưng biết người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.
Trường hợp, người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015.
Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015? (Hình từ Internet)
Không tố giác tội phạm là hành vi như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định không tố giác tội phạm:
Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Như vậy, không tố giác tội phạm là hành vi biết rõ người nào chuẩn bị hoặc đang phạm tội mà không tố giác.
Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không tố giác thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trừ trường hợp không tố giác các tội đặc biệt nghiêm trọng và các tội sau:
(1) Tội phản bội Tổ quốc quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015.
(2) Tội phản bội Tổ quốc quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015.
(3) Tội gián điệp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015.
(4) Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015.
(5) Tội bạo loạn quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
(6) Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
(7) Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 114 Bộ luật Hình sự 2015.
(8) Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội quy định tại Điều 115 Bộ luật Hình sự 2015.
(9) Tội phá hoại chính sách đoàn kết quy định tại Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015.
(10) Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.
(11) Tội phá rối an ninh quy định tại Điều 118 Bộ luật Hình sự 2015.
(12) Tội chống phá cơ sở giam giữ quy định tại Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015.
(13) Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 120 Bộ luật Hình sự 2015.
(14) Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015.
Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015?
Che giấu tội phạm | Không tố giác tội phạm | |
Căn cứ pháp lý | Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 | Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 |
Về hành vi | Là hành vi không hứa hẹn trước nhưng biết người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. | Là hành vi biết rõ người nào chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện hành vi phạm tội mà không tố giác. |
Thời điểm phát hiện tội phạm | Người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội | Bất kì giai đoạn nào trong quá trình phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tội (Giai đoạn chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện hành vi) |
Trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự | Biết rõ người phạm tội thực hiện các hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và các tội được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 nhưng che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm; hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. | Biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà không tố giác. |
Miễn trách nhiệm hình sự | Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015. | Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Trừ trường hợp không tố giác các tội đặc biệt nghiêm trọng và các tội xâm phạm an ninh quốc gia |
Mức xử phạt | - Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. - Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. | - Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. |
Nội dung phân biệt trên chỉ mang tính chất tham khảo
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?