Việc đánh giá chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với bộ trục bánh xe, lô bộ trục bánh xe theo QCVN 110:2023/BGTVT phải dựa trên kết quả gì?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 110:2023/BGTVT về bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe được áp dụng đối với tượng nào?
- Việc đánh giá chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với bộ trục bánh xe, lô bộ trục bánh xe theo QCVN 110:2023/BGTVT phải dựa trên kết quả gì?
- Ký hiệu trên bộ trục bánh xe được quy định như thế nào trong QCVN 110:2023/BGTVT?
- Lực ép bánh xe vào trục xe được xác định như thế nào trong QCVN 110:2023/BGTVT?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 110:2023/BGTVT về bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe được áp dụng đối với tượng nào?
Tại Tiểu mục 1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 110:2023/BGTVT có quy định về đối tượng áp dụng là:
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe của:
- Đầu máy, toa xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới;
- Đầu máy, toa xe có mã HS là 8607.11.00 và 8607.12.00 được quy định theo Thông tư 31/2022/TT-BTC.
Lưu ý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 110:2023/BGTVT không áp dụng cho bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe sử dụng trên đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao và đầu máy, toa xe của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Việc đánh giá chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với bộ trục bánh xe, lô bộ trục bánh xe theo QCVN 110:2023/BGTVT phải dựa trên kết quả gì? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với bộ trục bánh xe, lô bộ trục bánh xe theo QCVN 110:2023/BGTVT phải dựa trên kết quả gì?
Tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 110:2023/BGTVT về quy định kỹ thuật của bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe như sau:
Quy định kỹ thuật
2.1 Yêu cầu chung
2.1.1 Tài liệu kỹ thuật của bộ trục bánh xe gồm:
a) Bản vẽ kỹ thuật bộ trục bánh xe. Hình vẽ phải thể hiện được các kích thước hình học cơ bản;
b) Kết quả kiểm tra kích thước cơ bản của các bộ trục bánh xe;
c) Kết quả phân tích thành phần hóa học, cơ tính vật liệu chế tạo lô bộ trục bánh xe;
d) Kết quả lực ép các bánh xe vào trục xe;
e) Biểu đồ lực ép các bánh xe vào trục xe;
f) Kết quả kiểm tra cân bằng động bộ trục bánh xe;
g) Kết quả kiểm tra khuyết tật bên trong và khuyết tật bề mặt bộ trục bánh xe.
2.1.2 Việc đánh giá chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với bộ trục bánh xe, lô bộ trục bánh xe dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng mẫu ngẫu nhiên theo số lượng nêu tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.
2.1.3 Hai bánh xe trong cùng bộ trục bánh xe phải cùng kiểu loại và thông số kỹ thuật.
2.1.4 Mặt lăn bánh xe phải có biên dạng và kích thước danh nghĩa theo quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn này hoặc tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất. Độ hở giữa mặt lăn bánh xe với dưỡng kiểm tra không quá 0,5 mm.
....
Như vậy, việc đánh giá chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với bộ trục bánh xe, lô bộ trục bánh xe phải dựa trên kết quả của việc kiểm tra, đánh giá chất lượng mẫu ngẫu nhiên theo số lượng bộ trục bánh xe như sau:
Nếu có bất kỳ mẫu bộ trục bánh xe nào kiểm tra không đạt yêu cầu thì tiến hành kiểm tra từng bộ trục bánh xe còn lại trong lô bộ trục bánh xe.
Ký hiệu trên bộ trục bánh xe được quy định như thế nào trong QCVN 110:2023/BGTVT?
Tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 110:2023/BGTVT có quy định ký hiệu trên bộ trục bánh xe như sau:
- Nhà sản xuất phải thể hiện các ký hiệu trên bộ trục bánh xe tại hai mặt ngoài bánh xe và trục xe như sau:
- Ký hiệu trên bánh xe: Trên mặt ngoài vành bánh xe phải có các ký hiệu sau:
+ Tên nhà sản xuất;
+ Năm sản xuất;
+ Mác thép;
+ Số nhận dạng bánh xe.
- Ký hiệu trên trục xe: Trên hai mặt đầu trục xe phải có các ký hiệu sau:
+ Tên nhà sản xuất;
+ Năm sản xuất;
+ Mác thép;
+ Số nhận dạng trục xe;
+ Trị số lực ép mỗi bánh xe lên trục xe.
- Yêu cầu các ký hiệu trên bộ trục bánh xe phải đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
Lực ép bánh xe vào trục xe được xác định như thế nào trong QCVN 110:2023/BGTVT?
Tại Tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 110:2023/BGTVT có quy định lực ép bánh xe vào trục xe được xác định như sau:
Trong đó:
- Pf là lực ép bánh xe vào trục xe, tính bằng kN (được đo trong quãng đường dịch chuyển 25 mm cuối cùng của hành trình ép);
- D là đường kính của bệ lắp bánh của trục xe, tính bằng mm.
Lưu ý:
- Biểu đồ lực ép bánh xe và trị số lực ép bánh xe vào trục xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật.
- Biểu đồ lực ép phải do một thiết bị tự động ghi sự dịch chuyển của trục xe hoặc bánh xe trong suốt quá trình lắp ép. Biểu đồ này phải cho thấy lực ép tăng đều và không được dao động đột ngột, giá trị lực ép tối đa không vượt quá quy định.
- Kiểm tra lực ép và biểu đồ lực ép bánh xe vào trục xe được thực hiện thông qua quan sát, ghi lại kết quả kiểm tra (chứng kiến kiểm tra) lực ép để đánh giá sự phù hợp của lực ép bánh xe vào trục xe với yêu cầu của quy chuẩn này hoặc xem xét tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?