Phải huấn luyện định kỳ cho đội phòng cháy chữa cháy bao lâu một lần?
Phải huấn luyện định kỳ cho đội phòng cháy chữa cháy bao lâu một lần?
Tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
...
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Theo đó, quy định về thời gian huấn luyện định kỳ cho đội phòng cháy chữa cháy sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng được huấn luyện, cụ thể như sau:
[1] Tối thiếu 8 giờ/năm đối với các đối tượng sau:
- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy;
- Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục theo quy định;
- Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
[2] Tối thiểu 16 giờ/năm đối với thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
Phải huấn luyện định kỳ cho đội phòng cháy chữa cháy bao lâu một lần? (Hình từ Internet)
Thành viên đội phòng cháy chữa cháy chết trong lúc làm nhiệm vụ có được công nhận là liệt sĩ không?
Tại điểm e khoản 1 Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành như sau:
Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:
...
e) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
...
Theo điểm g Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định về điều kiện công nhận liệt sĩ như sau:
Điều kiện công nhận liệt sỹ
1. Người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là liệt sỹ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;
...
Tại Điều 14 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện công nhận liệt sĩ như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ
...
3. Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh được xác định như sau:
a) Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập có tính chất nguy hiểm trong các trường hợp sau: bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; trong huấn luyện chiến đấu, diễn tập của lực lượng: không quân, hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, đặc công, trinh sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động, đặc nhiệm.
...
Theo đó, khi thành viên của đội phòng cháy chữa cháy chết trong lúc làm nhiệm vụ thì có thể được công nhận liệt sĩ theo quy định pháp luật và thân nhân của người này cũng có thể được hưởng những chế độ chính sách dành cho thân nhân liệt sĩ
Cá nhân tự nguyện tham gia phòng cháy chữa cháy có bị hạn chế về các chế độ chính sách không?
Tại Điều 32 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về phòng cháy và chữa cháy tình nguyện như sau:
Phòng cháy và chữa cháy tình nguyện
...
3. Chế độ, chính sách đối với cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy được áp dụng như thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Theo đó, cá nhân tự nguyện tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy được hưởng những chế độ chính sách như với thành viên đội phòng cháy chữa cháy mà không bị hạn chế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?