Kích điện giun đất có phải là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt không?
Kích điện giun đất là hành vi như thế nào và hậu quả là gì?
Kích điện giun đất là hành vi sử dụng thiết bị phát điện có cường độ cao để phóng luồng điện xuống đất, khiến giun đất và các sinh vật khác trong đất bị tê liệt hoặc chết. Hành vi này đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh cây nông nghiệp.
Hậu quả của việc kích điện giun đất là vô cùng nghiêm trọng, cả về mặt môi trường và kinh tế.
[1] Hậu quả về mặt môi trường:
- Phá hủy môi trường đất: Giun đất là một trong những loài sinh vật quan trọng nhất trong hệ sinh thái đất. Chúng có vai trò phân hủy chất hữu cơ, làm tơi xốp đất, giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất. Việc kích điện giun đất sẽ dẫn đến sự suy giảm số lượng giun đất, từ đó làm giảm chất lượng đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
- Gây ô nhiễm môi trường: Luồng điện phóng xuống đất có thể gây ô nhiễm đất, nước và không khí.
- Gây hại đến các loài động vật khác: Ngoài giun đất, luồng điện còn có thể gây hại đến các loài động vật khác như ốc, ếch, nhái,...
[2] Hậu quả về mặt kinh tế:
- Gây thiệt hại cho nông dân: Giun đất là thức ăn của nhiều loài vật nuôi như gà, vịt, lợn,... Việc kích điện giun đất sẽ làm giảm nguồn thức ăn cho vật nuôi, từ đó làm tăng chi phí chăn nuôi.
- Ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: Giun đất có vai trò quan trọng trong việc cải thiện độ phì nhiêu của đất, từ đó giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Việc kích điện giun đất sẽ làm giảm độ phì nhiêu của đất, dẫn đến năng suất cây trồng giảm.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Kích điện giun đất có phải là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt không? (Hình từ Internet)
Kích điện giun đất có phải là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt không?
Theo khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai 2013 giải thích về hủy hoại đất như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
25. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
...
Theo Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Theo quy định hiện nay thì không có quy định về xử phạt đối với hành vi kích điện giun đất. Tuy nhiên, hậu quả của hành vi này là hủy hoại môi trường đất.
Hủy hoại đất là hành vi vi phạm điều cấm của luật, do đó, người có hành vi kích điện giun đất có thể sẽ bị xử phạt đối với hành vi hủy hoạt đất
Kích điện giun đất có thể bị phạt lên đến 300 triệu đồng?
Tại Điều khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về áp dụng mức phạt tiền như sau:
Áp dụng mức phạt tiền
1. Đối tượng áp dụng mức phạt tiền thực hiện như sau:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;
b) Mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31 và Điều 37 của Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức.
...
Tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hủy hoại đất như sau:
Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
Các mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ áp dụng mức xử phạt gấp 02 lần cá nhân.
Ngoài ra người sử dụng đất có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất. Nếu không chấp hành có thì có thể bị nhà nước thu hồi đất.
Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?