Phóng viên không được xét cấp thẻ nhà báo trong trường hợp nào?

Xin hỏi: Phóng viên không được xét cấp thẻ nhà báo trong trường hợp nào?- Câu hỏi của anh Khương (Đà Nẵng).

Phóng viên có được cấp thẻ nhà báo không?

Tại Điều 26 Luật Báo chí 2016 có quy định đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo như sau:

Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo
1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
2. Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
4. Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
5. Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.
6. Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:
a) Được Điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;
b) Được Điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;
c) Được Điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí.

Như vậy, phóng viên của cơ quan báo chí, thông tấn và phóng viên ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương là một trong các đối tượng được cấp thẻ nhà báo.

Phóng viên không được xét cấp thẻ nhà báo trong trường hợp nào?

Phóng viên không được xét cấp thẻ nhà báo trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Phóng viên được cấp thẻ nhà báo phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn gì?

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 Luật Báo chí 2016 có quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo đối với phóng viên như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo
1. Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các Điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
d) Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.
2. Những trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm Điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 1 Điều này và phải bảo đảm các Điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
a) Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
d) Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo.

Như vậy, phóng viên được cấp thẻ nhà báo phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn sau:

Đối với phóng viên của cơ quan báo chí, thông tấn:

- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;

- Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;

- Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.

Đối với phóng viên ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương:

- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;

- Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.

- Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến thời điểm xét cấp thẻ;

- Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ;

- Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo.

Phóng viên không được xét cấp thẻ nhà báo trong trường hợp nào?

Tại khoản 3 Điều 27 Luật Báo chí 2016 có quy định phóng viên không được xét cấp thẻ nhà báo trong trường hợp sau:

- Không thuộc các đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo tại Điều 26 Luật Báo chí 2016;

- Đã vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;

- Đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động mà chưa hết thời hạn 12 tháng tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;

- Là đối tượng liên quan trong các vụ án chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chưa được xóa án tích;

- Bị thu hồi thẻ nhà báo do vi phạm quy định của pháp luật mà thời gian thu hồi thẻ chưa quá 12 tháng kể từ ngày ra quyết định đến thời Điểm xét cấp thẻ.

Trân trọng!

Cấp thẻ nhà báo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cấp thẻ nhà báo
Hỏi đáp Pháp luật
Phóng viên không được xét cấp thẻ nhà báo trong trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có được cấp thẻ nhà báo khi tốt nghiệp cao đẳng hay không? Nhà báo có quyền và nghĩa vụ gì?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện, tiêu chuẩn được cấp thẻ nhà báo theo quy định cũ
Hỏi đáp pháp luật
Ai được xét cấp thẻ nhà báo?
Hỏi đáp pháp luật
Mỗi năm có bao nhiêu đợt xét cấp thẻ nhà báo?
Hỏi đáp pháp luật
Làm giả giấy tờ để cấp thẻ nhà báo có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Phóng viên là người dân tộc thiểu số được cấp thẻ nhà báo không?
Hỏi đáp pháp luật
Biên tập viên đài truyền hình huyện có được cấp thẻ nhà báo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cấp thẻ nhà báo
Lương Thị Tâm Như
719 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào