Ban Quản trị chung cư có phải kê khai nộp thuế TNDN đối với khoản thu chi liên quan đến quản lý nhà chung cư?
Ban Quản trị chung cư có phải kê khai nộp thuế TNDN đối với khoản thu chi liên quan đến quản lý nhà chung cư?
Căn cứ theo Công văn 10429/CT-TTHT năm 2020 hướng dẫn về chính sách thuế liên quan đến hoạt động của Ban quản trị tòa nhà chung cư như sau:
Căn cứ Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư
....
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.
.....
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Trường hợp Ban quản trị chung cư Ecolife Tây Hồ khóa I nhiệm kỳ 2018-2021 (sau đây gọi tắt là BQT) được thành lập theo đúng quy định của pháp luật, có phát sinh các khoản thu chi liên quan đến hoạt động quản lý nhà chung cư bao gồm dịch vụ quản lý, vận hành chung cư của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, các hoạt động thu phí quản lý, thu quảng cáo, cho thuê địa điểm kích sóng di động, cho thuê địa điểm đặt tủ bán nước tự động, trông giữ xe... do Ban quản trị trực tiếp thu tiền, ký hợp đồng và cung cấp dịch vụ, không trái với các quy định của pháp luật thì
- Ban quản trị là tổ chức không phải doanh nghiệp nhưng có phát sinh hoạt động cung ứng dịch vụ thì phải kê khai, nộp thuế GTGT, TNDN theo quy định.
- Trường hợp BQT không thực hiện được đầy đủ chế độ sổ sách kế toán thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và khoản 5 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC .
- Trường hợp BQT thường xuyên có hoạt động cung ứng dịch vụ, cần có hóa đơn để giao cho khách hàng thì cơ quan thuế thực hiện bán hóa đơn do Cục Thuế đặt in theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Trường hợp BQT cung cấp dịch vụ (không phải hoạt động kinh doanh) mà cần có hóa đơn để cấp cho khách hàng thì cơ quan thuế thực hiện cấp hóa đơn lẻ theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC .
- Đối với các khoản thu hộ, chi hộ theo quy định của pháp luật không liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của BQT thì BQT không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, không phải lập hóa đơn GTGT theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC .
Như vậy, Ban Quản trị chung cư có phát sinh các khoản thu chi liên quan đến quản lý nhà chung cư dù là tổ chức không phải doanh nghiệp thì vẫn phải kê khai nộp thuế TNDN và thuế GTGT theo quy định. Việc kê khai thuế được hướng dẫn như sau:
- Nếu Ban Quản trị không thực hiện được đầy đủ chế độ sổ sách kế toán thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu.
- Nếu BQT thường xuyên có hoạt động cung ứng dịch vụ, cần có hóa đơn để giao cho khách hàng thì cơ quan thuế thực hiện bán hóa đơn do Cục Thuế đặt in. Trường hợpn dịch vụ mà BQT không phải thuộc hoạt động kinh doanh nhưng cần có hóa đơn để cấp cho khách hàng thì cơ quan thuế thực hiện cấp hóa đơn lẻ.
- Đối với các thu hộ chi hộ không liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của BQT thì không cần phải kê khai, tính thuế GTGT, lập hóa đơn GTGT.
Ban Quản trị chung cư có phải kê khai nộp thuế TNDN đối với khoản thu chi liên quan đến quản lý nhà chung cư? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào bắt buộc phải thành lập Ban Quản trị chung cư?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật Nhà ở 2014 về ban quản trị nhà chung cư như sau:
Ban quản trị nhà chung cư
....
2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.
Như vậy, bắt buộc phải thành lập Ban quản trị chung cư đối với chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên. Ngược lại, với chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì không bắt buộc phải thành lập Ban quản trị chung cư.
Ban quản trị chung cư trong trường hợp bắt buộc thành lập gồm có: Đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư và đại diện chủ đầu tư nếu có.
Mô hình hoạt động Ban Quản trị chung cư như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BXD quy định về mô hình Ban quản trị nhà chung cư như sau:
Mô hình Ban quản trị nhà chung cư
1. Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thành lập và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của hợp tác xã hoặc của công ty cổ phần. Hội nghị nhà chung cư quyết định lựa chọn mô hình hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư cho phù hợp với thực tế từng tòa nhà, cụm nhà chung cư.
....
3. Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu được thành lập và hoạt động theo mô hình tự quản; các thành viên Ban quản trị tự thống nhất phân công thực hiện các quyền và trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 41 của Quy chế này.
Thông qua căn cứ trên, mô hình hoạt động Ban Quản trị chung cư được quy định như sau:
[1] Đối với Ban Quản trị chung cư có nhiều chủ sở hữu thì hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của hợp tác xã hoặc của công ty cổ phần. Việc lựa chọn mô hình hoạt động sẽ do Hội nghị nhà chung cư quyết định.
[2] Đối với Ban Quản trị chung cư có một chủ sở hữu thì hoạt động theo mô hình tự quản. Theo đó, các thành viên Ban quản trị tự thống nhất phân công thực hiện các quyền và trách nhiệm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.