Doanh nghiệp nước ngoài được góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam kể từ ngày 14/12/2023?
Doanh nghiệp nước ngoài có thể góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam kể từ ngày 14/12/2023?
Ngày 31/10/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 13/2023/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về cấp Giấy phép, tổ chức, hoạt động và hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung khoản 5 và khoản 13 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 và khoản 13 Điều 2 như sau:
“5. Ngân hàng liên doanh là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm tối thiểu một ngân hàng Việt Nam và tối đa một doanh nghiệp Việt Nam không phải ngân hàng) và Bên nước ngoài (gồm tối thiểu một ngân hàng nước ngoài và tối đa một doanh nghiệp nước ngoài không phải ngân hàng) trên cơ sở hợp đồng liên doanh; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhưng không quá 05 thành viên, trong đó một thành viên và người có liên quan không được sở hữu vượt quá 50% vốn điều lệ.”
“13. Thành viên góp vốn là ngân hàng, doanh nghiệp không phải ngân hàng góp vốn vào ngân hàng liên doanh; là tổ chức tín dụng nước ngoài góp vốn vào ngân hàng 100% vốn nước ngoài.”
Theo đó, trước đây, tại Thông tư 40/2011/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước quy định ngân hàng liên doanh được thành lập bằng nguồn góp vốn của 02 bên trên cơ sở hợp đồng liên doanh, cụ thể như:
- Bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam.
- Bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài.
Tuy nhiên theo Thông tư 13/2023/TT-NHNN sửa đổi một số điều của Thông tư 40/2011/TT-NHNN áp dụng từ ngày 14/12/2023 cho phép doanh nghiệp nước ngoài không phải ngân hàng được quyền góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, số lượng tối đa là 01 doanh nghiệp đối vơi bên nước ngoài.
Mặt khác, ngân hàng liên doanh được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên nhưng không quá 05 thành viên, trong đó một thành viên và người có liên quan không được sở hữu vượt quá 50% vốn điều lệ.
Vì vậy, doanh nghiệp nước ngoài được góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam kể từ ngày 14/12/2023.
Thông tư 13/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 14/12/2023.
Doanh nghiệp nước ngoài được góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam kể từ ngày 14/12/2023? (Hình từ Internet)
Thành viên sáng lập ngân hàng liên doanh cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 40/2011/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 1 và khoản 5 Điều 1 Thông tư 28/2018/TT-NHNN, thành viên sáng lập Ngân hàng liên doanh cần đáp ứng điều kiện như sau:
[1] Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.
[2] Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xếp hạng như sau:
- Triển vọng từ mức ổn định trở lên.
- Thứ hạng tín nhiệm từ mức AA- trở lên (theo Standard & Poor’s hoặc Fitch Ratings) hoặc từ mức Aa3 trở lên (theo Moody’s).
Trường hợp tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có thang thứ hạng tín nhiệm khác thang thứ hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s hoặc Moody’s hoặc Fitch Ratings thì tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đó phải chuyển đổi thứ hạng tín nhiệm tương ứng, phù hợp với thang thứ hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s hoặc Moody’s hoặc Fitch Ratings.
[3] Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.
[4] Có tổng tài sản có ít nhất tương đương 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
[5] Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;
[6] Không phải là chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng Việt Nam khác.
Thời hạn hoạt động của ngân hàng liên doanh là bao lâu?
Tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 40/2011/TT-NHNN một số cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2019/TT-NHNN có quy định thời hạn hoạt động như sau:
Thời hạn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 99 năm; thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện tối đa không quá 5 năm.
....
Như vậy, ngân hàng liên doanh là ngân hàng thương mại cho nên thời hạn hoạt động của ngân hàng liên doanh được thể hiện trong Giấy phép tối đa không quá 99 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?