Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế gồm những gì?
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 12 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
- Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 8 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
7. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới.
8. Hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.
Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới được quy định như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
- Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới.
- Hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bình đẳng giới?
Căn cứ quy định Điều 10 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
3. Bạo lực trên cơ sở giới.
4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bình đẳng giới gồm có:
- Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
- Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
- Bạo lực trên cơ sở giới.
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra thực hiện pháp luật về bình đẳng giới gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 35 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới như sau:
Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới
....
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra về bình đẳng giới bao gồm:
a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới;
b) Thanh tra việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;
c) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới theo quy định của Luật này và pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
đ) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về bình đẳng giới; đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bình đẳng giới;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra thực hiện pháp luật về bình đẳng giới gồm có:
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới;
- Thanh tra việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật và các quy định về khiếu nại, tố cáo;
- Xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về bình đẳng giới;
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bình đẳng giới;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bình đẳng giới có thể đặt câu hỏi tại đây.