Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị gồm những gì?

Cho tôi hỏi, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 5 Điều 11 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị như sau:

Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
....
5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Như vậy, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

- Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

- Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị gồm những gì?

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị gồm những gì? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực hiện và bảo đảm bình đằng giới được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 25 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về trách nhiệm của Chính phủ như sau:

Trách nhiệm của Chính phủ
1. Ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; hằng năm báo cáo Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.
4. Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
5. Công bố chính thức các thông tin quốc gia về bình đẳng giới; quy định và chỉ đạo thực hiện tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nước.
6. Phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của nhân dân về bình đẳng giới.

Như vậy, trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực hiện và bảo đảm bình đằng giới được quy định như sau:

- Ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; hằng năm báo cáo Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

- Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.

- Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

- Công bố chính thức các thông tin quốc gia về bình đẳng giới; quy định và chỉ đạo thực hiện tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nước.

- Phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của nhân dân về bình đẳng giới.

Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới gồm các nguồn nào?

Căn cứ quy định Điều 24 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới như sau:

Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới
1. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới phải đúng mục đích, có hiệu quả và theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm:

- Ngân sách nhà nước;

- Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

Trân trọng!

Bình đẳng giới
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bình đẳng giới
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bài tuyên truyền về bình đẳng giới 2024 ngắn gọn, hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết về bình đẳng giới hay, ngắn gọn năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đề tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới 2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch tổ chức tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trên phương tiện truyền thông đại chúng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới 2024 diễn ra từ ngày mấy, tháng mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình phạt cao nhất của tội xâm phạm quyền bình đẳng giới là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bình đẳng giới
Đinh Khắc Vỹ
1,339 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào