Các phép thử miễn nhiễm đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2022/BTTTT?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2022/BTTTT về Tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện?
- Yêu cầu đối với cấu hình cho phép thử miễn nhiễm thiết bị thông tin vô tuyến điện như thế nào?
- Phương pháp thử miễn nhiễm đối với tần số vô tuyến, chế độ chung của thiết bị thông tin vô tuyến điện là gì?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2022/BTTTT về Tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2022/BTTTT về Tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện được ban hành kèm theo Thông tư 22/2022/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 01/5/2023.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2022/BTTTT quy định các yêu cầu chung về tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị vô tuyến và phụ trợ liên quan, không bao gồm thiết bị thu quảng bá.
Các thông số kỹ thuật liên quan đến cổng ăng ten của thiết bị vô tuyến và phát xạ bức xạ từ cổng vỏ của thiết bị vô tuyến và tổ hợp của thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn QCVN 18:2022/BTTTT.
Cách bố trí đo kiểm EMC và phương pháp đánh giá kết quả đo kiểm riêng thích hợp cho từng loại thiết bị vô tuyến được quy định trong các phần Điều kiện riêng liên quan tại các phần của bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489.
Trong trường hợp khác biệt (ví dụ về điều kiện riêng, định nghĩa, chữ viết tắt) giữa Quy chuẩn QCVN 18:2022/BTTTT và các quy định trong Điều kiện riêng liên quan tại các phần của bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489 thì áp dụng phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489.
Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quy định điều kiện riêng cho thiết bị/dịch vụ vô tuyến cụ thể, ví dụ trong trường hợp khởi tạo mới một dịch vụ vô tuyến hoặc một ứng dụng cụ thể, thì có thể sử dụng Quy chuẩn QCVN 18:2022/BTTTT cùng với thông tin riêng của thiết bị vô tuyến do nhà sản xuất cung cấp để kiểm tra các yêu cầu EMC như đã nêu ra trong Quy chuẩn QCVN 18:2022/BTTTT.
Mã số HS của các thiết bị thuộc phạm vi của quy chuẩn QCVN 18:2022/BTTTT
Các phép thử miễn nhiễm đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2022/BTTTT? (hình từ Internet)
Yêu cầu đối với cấu hình cho phép thử miễn nhiễm thiết bị thông tin vô tuyến điện như thế nào?
Theo tiết 2.2.2 Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2022/BTTTT về yêu cầu đối với cấu hình cho phép thử miễn nhiễm như sau:
- Phép thử miễn nhiễm phải tính đến các điều kiện thử được quy định trong Phụ lục A ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2022/BTTTT;
- Phải thực hiện phép thử trong phạm vi môi trường hoạt động theo quy định và thiết bị được cung cấp nguồn danh định;
- Nếu thiết bị là một phần của hệ thống hoặc được kết nối với thiết bị phụ trợ thì phải thử thiết bị khi đang kết nối với thiết bị phụ trợ với cấu hình đại diện tối thiểu đủ để thử các cổng;
- Nếu thiết bị có ăng-ten liền, phải thử thiết bị với ăng ten như khi hoạt động bình thường;
- Đối với phép thử miễn nhiễm thiết bị phụ trợ không có chỉ tiêu đánh giá đạt/ không đạt riêng biệt thì sử dụng kết quả đánh giá của máy thu hoặc máy phát ghép với thiết bị phụ trợ để xem xét thiết bị phụ trợ đó có đạt hay không đạt trong phép thử miễn nhiễm;
- Nếu thiết bị có nhiều cổng, phải chọn đủ số cổng để mô phỏng các điều kiện hoạt động thực tế và để đảm bảo kiểm thử được hết các loại kết cuối khác nhau;
- Các cổng mà không nối với cáp khi hoạt động bình thường, ví dụ cổng dịch vụ, cổng lập trình, cổng tạm thời ... thì khi đo kiểm EMC cũng sẽ không được nối tới bất kỳ cáp nào. Nếu bắt buộc phải kết nối cáp với các cổng này hoặc phải kéo dài các cáp kết nối nội bộ để kiểm tra EUT thì phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa để không gây ảnh hưởng khi đánh giá EUT;
- Phải ghi lại trong báo cáo đo cấu hình và chế độ hoạt động của thiết bị trong khi tiến hành phép thử.
Phương pháp thử miễn nhiễm đối với tần số vô tuyến, chế độ chung của thiết bị thông tin vô tuyến điện là gì?
Theo tiểu tiết 2.2.6.2 tiết 2.2.6 Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2022/BTTTT về phương pháp thử miễn nhiễm đối với tần số vô tuyến, chế độ chung của thiết bị thông tin vô tuyến như sau:
Phương pháp đo phải phù hợp với TCVN 7909-4-6:2015.
Áp dụng các yêu cầu và đánh giá kết quả đo thử sau đây:
- Mức thử phải là cấp độ 2 như trong TCVN 7909-4-6:2015 tương ứng với 3V rms không điều chế. Tín hiệu thử phải được điều chế biên độ với độ sâu điều chế 80 % bởi một tín hiệu hình sin 1 000 Hz. Nếu tín hiệu mong muốn được điều chế tại 1 000 Hz thì phải sử dụng tín hiệu thử điều chế tại 400 Hz.
- Phép thử phải được thực hiện trên dải tần số 150 kHz tới 80 MHz ngoại trừ dải tần loại trừ cho máy phát, máy thu và máy thu phát song công.
- Đối với máy thu và máy phát bước tăng tần số phải bằng 1 % giá trị tăng tần số hiện tại trong dải tần 150 kHz tới 80 Mhz;
- Phương pháp chèn (injection) phải được lựa chọn phù hợp TCVN 7909-4-6:2015.
- Các đáp ứng trên máy thu hoặc trên phần máy thu của máy thu phát xảy ra tại các tần số rời rạc là đáp ứng băng hẹp (đáp ứng giả) được bỏ qua khi thực hiện phép thử.
Thời gian dừng của hiện tượng thử miễn nhiễm tại mỗi tần số không được nhỏ hơn thời gian cần thiết để kiểm tra EUT và thời gian EUT có đáp ứng.
- Các tần số của tín hiệu thử miễn nhiễm đã lựa chọn và sử dụng trong phép thử phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?