Hướng dẫn tính thời gian kinh nghiệm để cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng?

Cho tôi hỏi cách tính thời gian kinh nghiệm để cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Những đối tượng nào sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng?

Tại Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này. Các hoạt động tư vấn liên quan đến kiến trúc, phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc và phòng cháy chữa cháy.
...

Tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng như sau:

Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
...
3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III.
...

Theo đó, các đối tượng sau sẽ cần phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng:

- Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng

- Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng

- Tư vấn giám sát thi công xây dựng

- Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Hướng dẫn tính thời gian kinh nghiệm để cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng?

Hướng dẫn tính thời gian kinh nghiệm để cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn tính thời gian kinh nghiệm để cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
...

Theo đó, với điều kiện về thời gian kinh nghiệm để cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng sẽ tùy thuộc vào hạng giấy phép, cụ thể là:

[1] Hạng 1: thời gian kinh nghiệm từ 07 năm trở lên;

[2] Hạng 2: thời gian kinh nghiệm 04 năm trở lên;

[3] Hạng 3: thời gian kinh nghiệm từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

Thời điểm bắt đầu tính thời gian kinh nghiệm là thời điểm cá nhân được cấp bằng đại học hoặc cao đẳng hoặc trung cấp tương ứng với từng hạng.

Điều kiện về chuyên môn khi cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Theo Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

[1] Đối với hoạt động khảo sát xây dựng:

- Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

- Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

[2] Đối với thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

[3] Đối với thiết kế xây dựng

- Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

- Thiết kế cơ - điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;

- Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước.

- Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

- Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

- Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

- Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

[4] Đối với giám sát thi công xây dựng

- Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

- Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

[5] Đối với định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

[6] Đối với quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

Trân trọng!

Chứng chỉ hành nghề xây dựng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chứng chỉ hành nghề xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tra cứu chứng chỉ hành nghề xây dựng chi tiết nhất năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải thi lại khi xin cấp lại chứng chỉ hành nghề xây dựng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tính thời gian kinh nghiệm để cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách gia hạn chứng chỉ hành nghề xây dựng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tra cứu chứng chỉ hành nghề xây dựng TPHCM năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Chứng chỉ hành nghề xây dựng có được cấp cho người nước ngoài không?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải kê khai kinh nghiệm không khi xin cấp lại chứng chỉ hành nghề xây dựng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chu Tường Vy
1,994 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào