Mẫu báo cáo thẩm tra thiết kế xây dựng theo Nghị định 15 hiện nay?
Mẫu báo cáo thẩm tra thiết kế xây dựng theo Nghị định 15 hiện nay?
Mẫu báo cáo thẩm tra thiết kế xây dựng được dùng để báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế; là căn cứ cho việc phê duyệt hồ sơ thiết kế đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả cho công trình xây dựng. Theo đó, mẫu báo cáo thẩm tra thiết kế xây dựng theo Nghị định 15 là mẫu số 05 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Mẫu báo cáo thẩm tra thiết kế xây dựng theo Nghị định 15 hiện nay như sau:
Tải Mẫu báo cáo thẩm tra thiết kế xây dựng theo Nghị định 15 hiện nay tại đây. Tải về.
Mẫu báo cáo thẩm tra thiết kế xây dựng theo Nghị định 15 hiện nay? (Hình từ Internet)
Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình là gì?
Căn cứ tại Điều 154 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi khoản 55 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sua:
Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.
Như vậy, điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
[1] Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình. (Theo Điều 93 Nghị định 15/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 32 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP)
*Hạng 1:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề hạng 1 hoặc chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với dịch vụ thiết kế kiến trúc công trình, thẩm tra kiến trúc được cấp theo Luật Kiến trúc, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp 2 trở lên cùng loại.
*Hạng 2:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng 2 trở lên hoặc chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với dịch vụ thiết kế kiến trúc công trình, thẩm tra kiến trúc được cấp theo Luật Kiến trúc 2019, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp 2 trở lên hoặc 02 công trình từ cấp 3 trở lên cùng loại.
*Hạng 3:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng 3 trở lên hoặc chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với dịch vụ thiết kế kiến trúc công trình, thẩm tra kiến trúc được cấp theo Luật Kiến trúc 2019, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
[2] Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.
Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có cần chứng chỉ hành nghề hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi điểm a khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng như sau:
Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
....
3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III.
....
Như vậy, đối với việc chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng thì bắt buộc cá nhân hành nghề phải có chứng chỉ. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng 1, hạng 2 và hạng 3.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?