Công ty không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khiếu nại như thế nào?

Xin cho hỏi: Công ty không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khiếu nại như thế nào? Mong được giải đáp!

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khiếu nại như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy nếu có căn cứ cho rằng công ty không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động có thể đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét ra quyết định hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật. Có thể khiếu nại về bảo hiểm xã hội đến các cơ quan sau:

(1) Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP:

Trong vòng 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội thì có quyền khiếu nại đến Ban giám đốc công ty hoặc tổ chức công đoàn công ty.

(2) Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP:

Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định hoặc đã hết thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết.

(3) Tòa án nhân dân

Căn cứ theo khoản 2 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Người lao động khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi:

- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại;

- Hoà giải không thành;

- Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải;

- Công ty vẫn không đóng.

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khiếu nại như thế nào?

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khiếu nại như thế nào? (Hình từ Internet).

Người lao động Việt Nam bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội là những ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động Việt Nam bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm những chế độ nào?

(1) Chế độ ốm đau:

Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

(2) Chế độ thai sản:

Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

(3) Chế độ an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

(4) Chế độ hưu trí:

Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

(5) Chế độ tử tuất:

Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Âu Ngọc Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào