Đất hiếm là gì? Đất hiếm dùng để làm gì?

Cho tôi hỏi tôi có nghe đến đất hiếm vậy đất hiếm là gì và có công dụng như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Đất hiếm là gì? Công dụng của đất hiếm là gì?

Đất hiếm là một loại khoáng sản có giá trị lớn, tuy nhiên không có quá nhiều người biết đất hiếm là gì.

Do đó, để trả lời được câu hỏi đất hiếm là gì, có thể tham khảo nội dung sau:

Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì. Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 nguyên tố chia làm hai nhóm:

- Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu). Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y).

- Nhóm nhẹ gồm 07 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).

Mặc dù mang tên là hiếm, các nguyên tố đất hiếm - ngoại trừ prometi có tính phóng xạ - là tương đối dồi dào trong lớp vỏ Trái Đất, với xeri là nguyên tố phổ biến thứ 25, nhiều hơn cả đồng.

Tuy nhiên, do đặc tính địa hóa học của chúng, các nguyên tố đất hiếm thường phân tán và không thường được tìm thấy tập trung trong các khoáng vật đất hiếm; kết quả là các kho quặng đất hiếm mà có thể khai thác kinh tế là ít phổ biến hơn

Công dụng:

- Dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện

- Dùng để đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng

- Dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng

- Dùng để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử

- Dùng chế tạo các đèn cathode trong các máy vô tuyến truyền hình

- Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường

- Dùng làm vật liệu siêu dẫn

- Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện

- Được ứng dụng trong công nghệ laser

Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã tách được các nguyên tố đất hiếm đạt đến độ sạch cao đến 98 - 99% và ứng dụng cho nhiều ngành khác nhau trong công nghiệp.

Trong nông nghiệp, đất hiếm còn được bổ sung thêm vào phân bón để bón cho cây trồng; đồng thời cũng đã có một số thử nghiệm để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Đất hiếm là gì? Đất hiếm dùng để làm gì?

Đất hiếm là gì? Đất hiếm dùng để làm gì? (Hình từ Internet)

Khi khai thác đất hiếm có cần đánh giá tác động môi trường không?

Theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Theo khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư như sau:

Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư
...
3. Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
...

Theo đó, hiện nay việc khai thác đất hiếm được xem là khai thác khoáng sản, trong trường hợp dự án khai thác đất hiếm có quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường thì sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định.

Trên thực tế, vì trong đất hiếm có chứa chất phóng xạ nên nếu khai thác không đảm bảo sẽ gây ô nhiễm môi trường. Cho nên khi có dự án khai thác đất hiếm sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Ai sẽ thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án khai thác đất hiếm?

Theo Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:

Thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Theo đó, việc đánh giá tác động môi trường sẽ do chủ dự án đầu tư thực hiện hoặc có thể thực hiện thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Tuần 3 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024 trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lý Tự Trọng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển huyện Bắc Yên năm 2024 tỉnh Sơn La?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 7 tháng 9 là ngày gì? Ngày 7 tháng 9 là ngày bao nhiêu âm? Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam do ai bổ nhiệm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Đợt 5 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật năm 2024 tỉnh Sóc Trăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay 2024 - âm lịch hôm nay - xem lịch âm, dương 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm tháng 9 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 9 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Dân vận chính quyền khéo tỉnh Khánh Hòa năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Chu Tường Vy
36,651 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào