Sử dụng thông tin số là gì? Xã hội số là gì?
Sử dụng thông tin số là gì?
Theo Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006 giải thích về thông tin số như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
2..Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.
...
Theo đó có thể hiểu thông tin số là thông tin được biểu diễn dưới dạng số, được lưu trữ và xử lý bằng máy tính.
Như vậy, sử dụng thông tin số là việc sử dụng những thông tin được tạo lập và biểu diễn dưới dạng số và được lưu trữ và xử lý bằng máy tính.
Thông tin số có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:
- Văn bản: Văn bản là thông tin được biểu diễn bằng chữ cái, số, dấu câu.
- Dữ liệu: Dữ liệu là thông tin thô, chưa được xử lý.
- Hình ảnh: Hình ảnh là thông tin được biểu diễn bằng các pixel.
- Âm thanh: Âm thanh là thông tin được biểu diễn bằng các sóng âm.
- Video: Video là thông tin được biểu diễn bằng các khung hình hình ảnh và âm thanh.
Sử dụng thông tin số là gì? Xã hội số là gì? (Hình từ Internet)
Xã hội số là gì?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể cho xã hội số là gì. Tuy nhiên, theo Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 có đề cập đến xã hội số như sau:
MỤC TIÊU
...
2. Phát triển xã hội số
Xã hội số là xã hội tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên và mặc định vào mọi mặt đời sống, người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số.
Các đặc trưng cơ bản của xã hội số bao gồm: Công dân số, kết nối số và văn hóa số. Công dân số được đặc trưng bởi danh tính số, phương tiện số, kỹ năng số và tài khoản số. Kết nối số được đặc trưng bởi khả năng kết nối mạng của người dân, bao gồm tỷ lệ dân được phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng và tỷ lệ người dùng Internet. Văn hóa số được đặc trưng bởi mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, mức độ sử dụng dịch vụ số trên mạng, mức độ sử dụng các dịch vụ y tế số, giáo dục số của người dân.
Phát triển xã hội số đi đôi với tạo dựng các giá trị văn hóa phù hợp với thời đại số, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa thế giới, làm giàu đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Phát huy sự sáng tạo của người dân trong xã hội số, đồng thời, bảo vệ người dân trước các mối nguy cơ, đe dọa trong xã hội số.
...
Theo đó, có thể hiểu rằng xã hội số là một xã hội trong đó các hoạt động của con người được kết nối và vận hành dựa trên nền tảng công nghệ số. Xã hội số được hình thành và phát triển dựa trên sự phát triển của các công nghệ số.
Các đặc trưng cơ bản của xã hội số bao gồm: Công dân số, kết nối số và văn hóa số:
- Công dân số được đặc trưng bởi danh tính số, phương tiện số, kỹ năng số và tài khoản số.
- Kết nối số được đặc trưng bởi khả năng kết nối mạng của người dân, bao gồm tỷ lệ dân được phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng và tỷ lệ người dùng Internet.
- Văn hóa số được đặc trưng bởi mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, mức độ sử dụng dịch vụ số trên mạng, mức độ sử dụng các dịch vụ y tế số, giáo dục số của người dân.
Mục tiêu phát triển xã hội số đến 2030 của Việt nam là gì?
Theo Tiểu mục 2 Mục 3 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 về mục tiêu cơ bản phát triển xã hội số đến năm 2030 như sau:
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%;
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt trên 95%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 70%;
- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%;
- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%;
- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 80%.
- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 70%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 50%;
- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 95%;
- Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%;
- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 95%.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?