Có phải viên chức được thôi chức vụ quản lý với điều kiện đã đạt được nhiều thành tích trong công tác đơn vị không?
- Có phải viên chức được thôi chức vụ quản lý với điều kiện đã đạt được nhiều thành tích trong công tác đơn vị không?
- Hồ sơ xem xét cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý bao gồm giấy tờ gì?
- Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý được thực hiện như thế nào?
- Viên chức quản lý bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Có phải viên chức được thôi chức vụ quản lý với điều kiện đã đạt được nhiều thành tích trong công tác đơn vị không?
Tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định về trường hợp viên chức thôi chức vụ quản lý như sau:
Thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý
1. Việc xem xét, quyết định cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện, chủ động xin thôi giữ chức vụ quản lý;
b) Do không đủ sức khỏe, hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
c) Vì các lý do chính đáng khác của viên chức.
2. Viên chức quản lý không được thôi giữ chức vụ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu thôi giữ chức vụ ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
...
Như vậy, viên chức được thôi chức vụ quản lý không cần phải đáp ứng điều kiện đã đạt được nhiều thành tích trong công tác đơn vị mà chỉ cần thuộc trường hợp:
- Tự nguyện, chủ động xin thôi giữ chức vụ quản lý;
- Do không đủ sức khỏe, hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
- Vì các lý do chính đáng khác của viên chức.
Lưu ý: Viên chức không được thôi chức vụ quản lý trong trường hợp:
- Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu thôi giữ chức vụ ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
- Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
Có phải viên chức được thôi chức vụ quản lý với điều kiện đã đạt được nhiều thành tích trong công tác đơn vị không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xem xét cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý bao gồm giấy tờ gì?
Tại khoản 5 Điều 54 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định hồ sơ xem xét cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ trình của bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ;
- Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, đơn đề nghị của viên chức;
- Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.
Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 54 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý được thực hiện như sau:
Bước 1: Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi giữ chức vụ quản lý của viên chức, bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác phải trao đổi với viên chức có đơn đề nghị thôi giữ chức vụ.
Trường hợp viên chức chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp viên chức không rút đơn thì bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
Bước 2: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luật, biểu quyết bằng phiếu kín.
Việc quyết định cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
Viên chức quản lý bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Tại Điều 55 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định về viên chức quản lý bị miễn nhiệm trong trường hợp:
- Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
- Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
- Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
- Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?