Quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu có giá gói thầu không quá 50 triệu đồng như thế nào?
Quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu có giá gói thầu không quá 50 triệu đồng như thế nào?
Tại khoản 19 Điều 3 Quyết định 17/2019/QĐ-TTg có quy định về gói thầu có giá gói thầu không quá 50 triệu đồng như sau:
Danh mục các gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
...
19. Gói thầu có giá gói thầu không quá 50.000.000 đồng.
Tại khoản 7 Điều 4 Quyết định 17/2019/QĐ-TTg có quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt như sau:
Quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
...
7. Đối với gói thầu quy định tại khoản 19 Điều 3 Quyết định này được thực hiện theo quy trình như sau:
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật (không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu).
Như vậy, quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu có giá gói thầu không quá 50 triệu đồng thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
Việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu có giá gói thầu không quá 50 triệu đồng không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật (không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu).
Lưu ý: Quy định này áp dụng đối với các gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên
Quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu có giá gói thầu không quá 50 triệu đồng như thế nào? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức lựa chọn nhà thầu?
Tại Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) có quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
2. Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 Điều này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
Như vậy, có hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
(1) Đấu thầu rộng rãi;
(2) Đấu thầu hạn chế;
(3) Chỉ định thầu;
(4) Chào hàng cạnh tranh;
(5) Mua sắm trực tiếp;
(6) Tự thực hiện;
(7) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
(8) Đàm phán giá;
(9) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) có quy định về chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư như sau:
(1) Chi phí trong lựa chọn nhà thầu:
- Hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu trong nước, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu quốc tế được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; nhà thầu nộp tiền mua bản điện tử hồ sơ mời thầu khi nộp hồ sơ dự thầu;
- Chủ đầu tư, bên mời thầu chịu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí liên quan đến tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Nhà thầu chịu chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, tham dự thầu, chi phí giải quyết kiến nghị (nếu có).
(2) Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư:
- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu trong nước được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu quốc tế được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; nhà đầu tư nộp tiền mua bản điện tử hồ sơ mời thầu khi nộp hồ sơ dự thầu;
- Bên mời thầu chịu chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí liên quan đến tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
- Nhà đầu tư chịu chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, tham dự thầu, chi phí giải quyết kiến nghị (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?