Hướng dẫn xác định tuyến của một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế?
Hướng dẫn xác định tuyến của một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế?
Tại Công văn 978/BYT-BH năm 2016 có quy định về tuyến của một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
- Phòng chẩn trị y học cổ truyền là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương đương với “Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập” là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã và tương đương.
- Nhà hộ sinh, Nhà hộ sinh khu vực, Phòng khám chuyên khoa tư nhân là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương đương với “Phòng khám đa khoa; Phòng khám đa khoa khu vực” là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương.
- Bệnh viện chuyên khoa tư nhân tương đương hạng 3, tương đương hạng 4 hoặc chưa xếp hạng tương đương là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương đương với “Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng 3, tương đương hạng 4 hoặc chưa được xếp hạng tương đương” là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương.
- Bệnh viện chuyên khoa tư nhân tương đương hạng 1, tương đương hạng 2 là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương đương với “Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng 1, tương đương hạng 2” là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương.
- Bệnh viện chuyên khoa và Trung tâm chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (không có Phòng khám đa khoa) là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương đương với “Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa” là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương.
- Bệnh viện chuyên khoa và Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế (không có Phòng khám đa khoa) là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương đương với “Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa” là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương.
- Bệnh viện hạng 1 thuộc các Quân khu, Quân đoàn thuộc Bộ Quốc phòng là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương.
- Đối với Bệnh viện đa khoa khu vực trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
Tuyến của bệnh viện này được xác định theo Quyết định của Ủy ban nhân dân hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hướng dẫn xác định tuyến của một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế?
Tại Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 41 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định về trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm:
- Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
- Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng 1, hạng 2 và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
- Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng 1, hạng 2 và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
- Trường hợp cấp cứu:
+ Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
+ Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
+Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
Có mấy hình thức chuyển tuyến người bệnh hiện nay?
Tại Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT có quy định các hình thức chuyển tuyến như sau:
Các hình thức chuyển tuyến
1. Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
a) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;
b) Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
3. Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Như vậy, hiện nay có 03 hình thức chuyển tuyến người bệnh bao gồm:
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên;
- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới;
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?