Các yêu cầu kỹ thuật của bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo QCVN 12-3:2011/BYT như thế nào?
- Các yêu cầu kỹ thuật của bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo QCVN 12-3:2011/BYT như thế nào?
- Xác định hàm lượng chì và cadmi có trong bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được tiến hành như thế nào?
- Xác định hàm lượng Phenol có trong bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được tiến hành như thế nào?
Các yêu cầu kỹ thuật của bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo QCVN 12-3:2011/BYT như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT quy định yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như sau:
Ghi chú
[1] Mẫu dùng để chứa đựng chất béo, dầu ăn và thực phẩm chứa chất béo.
[2] Mẫu dùng để chứa đựng đồ uống có cồn.
[3] Mẫu dùng để chứa đựng thực phẩm có độ pH lớn hơn 5.
[4] Mẫu dùng để chứa đựng thực phẩm có độ pH nhỏ hơn hoặc bằng 5.
[5] Đối với dụng cụ sử dụng ở nhiệt độ lớn hơn 1000C điều kiện ngâm 950C trong 30 phút.
[6] Hàm lượng cặn khô không quá 90 µg/ml trong trường hợp mẫu là đồ hộp đã được phủ bên trong một lớp phủ có nguyên liệu chính là các loại dầu tự nhiên hoặc chất béo và hàm lượng của kẽm oxyd trong lớp phủ lớn hơn 3%.
[7] Số lượng một chất hòa tan trong cloroform (giới hạn đến 30μg/ml hoặc ít hơn) được xác định khi một mẫu có thể được sử dụng tương tự như [6] và số lượng vượt quá 30μg/ml.
[8] Không áp dụng đối với các bao bì, dụng cụ kim loại không phủ 1 lớp nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
[9] Dung dịch rửa giải đã được cô đặc 5 lần, mặc dù nồng độ trong dung dịch rửa giải không quá 25μg/ml.
Các yêu cầu kỹ thuật của bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo QCVN 12-3:2011/BYT như thế nào? (Hình từ Internet)
Xác định hàm lượng chì và cadmi có trong bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được tiến hành như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Phụ lục Phương pháp thử thôi nhiễm ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT quy định nhằm xác định hàm lượng chì và cadmi có trong bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được tiến hành như sau:
(1) Chuẩn bị dung dịch chuẩn
- Cadmi
+ Dung dịch cadmi chuẩn gốc:
Cân 100 mg cadmi, hòa tan trong 50 ml acid nitric 10%, cô trên bếp cách thủy. Sau đó thêm acid nitric 0,1 mol/l để hòa tan và định mức đến đủ 100 ml. Dung dịch chuẩn cadmi gốc này có nồng độ 1 mg/ml.
+ Dung dịch cadmi chuẩn làm việc:
Lấy chính xác 2 ml dung dịch cadmi chuẩn gốc, và thêm dung dịch làm dung dịch ngâm thôi, định mức đến đủ 100 ml. Nồng độ dung dịch cadmi chuẩn làm việc 0,1 μg/ml.
- Chì
+ Dung dịch chuẩn chì gốc:
Hòa tan 159,8 mg chì (II) nitrat trong 10 ml acid nitric 10%, và thêm nước cất định mức đến đủ 100 ml. Dung dịch chuẩn chì gốc này có nồng độ 1 mg/ml.
+ Dung dịch chuẩn chì làm việc:
Lấy chính xác 8 ml dung dịch chì chuẩn gốc, thêm dung dịch làm dung dịch ngâm thôi và định mức đến đủ 100 ml. Dung dịch chì chuẩn làm việc có nồng độ 0,4 μg/ml.
(2) Tiến hành
Xác định chì và cadmi trong dung dịch thử bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử hoặc quang phổ phát xạ plasma.
Xác định hàm lượng Phenol có trong bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được tiến hành như thế nào?
Căn cứ Mục 4 Phụ lục Phương pháp thử thôi nhiễm ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT quy định nhằm xác định hàm lượng Phenol có trong bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được tiến hành như sau:
(1) Chuẩn bị dung dịch phenol chuẩn
- Dung dịch chuẩn phenol gốc: Cân chính xác 1,0 g phenol, hòa tan trong 100 ml nước.
- Dung dịch chuẩn trung gian: Lấy chính xác 1 ml dung dịch chuẩn gốc vào bình định mức và thêm nước cất đến đủ 100 ml.
- Dung dịch chuẩn làm việc: Lấy chính xác 1 ml dung dịch chuẩn trung gian thêm nước cất đến đủ 20 ml. Dung dịch chuẩn làm việc có nồng độ 5 μg/ml.
(2) Chuẩn bị dung dịch đệm acid boric:
Chuẩn bị 2 dung dịch
+ Dung dịch số 1: Hoà tan 4,0 g NaOH trong nước, thêm nước định mức đến đủ 100 ml.
+ Dung dịch số 2: Hòa tan 6,2 g acid boric trong nước, thêm nước định mức đến đủ 100 ml.
Lấy mỗi dung dịch một lượng bằng nhau rồi lắc đều
(3) Tiến hành:
Lấy chính xác 20 ml dung dịch thử, thêm 3 ml dung dịch đệm acid boric và trộn đều, sau đó thêm 5 ml dung dịch antipyrin 4-amin và 2,5 ml dung dịch fericyanid và nước để đủ 100 ml. Trộn đều và để yên trong 10 phút ở nhiệt độ phòng.
Tiến hành tương tự với 20 ml dung dịch chuẩn làm việc thay cho 20 ml dung dịch thử. Đo độ hấp thụ quang của 2 hỗn hợp ở bước sóng 510 nm ; độ hấp thụ quang của mẫu thử không được lớn hơn độ hấp thụ quang của mẫu chuẩn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?