Những vụ án dân sự nào không được hòa giải theo quy định của pháp luật?
Mẫu Biên bản hòa giải tại tòa án chuẩn nhất năm 2024?
Biên bản hoà giải tại Toà án được lập khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề nào đó cần phải giải quyết vụ án, có thể là hòa giải thành hoặc không thành và là một trong những căn cứ để toà án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Tải về mẫu Biên bản hòa giải tại tòa án chuẩn nhất năm 2024:
Hướng dẫn điền mẫu Biên bản hòa giải tại tòa án
Khi điền các thông tin vào mẫu Biên bản hòa giải tại tòa án cũng cần lưu ý nội dung điền phù hợp với quy định của pháp luật. Sau đây là hướng dẫn điền mẫu Biên bản hòa giải tại tòa án hiện nay:
Đầu tiên, tại phần Tòa án nhân dân tiến hành hoà giải nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.
Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố đó.
- Thứ hai, ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án.
- Thứ ba, ghi họ tên, tư cách đương sự trong vụ án và địa chỉ của những người tham gia phiên hoà giải.
- Thứ tư, hhi đầy đủ ý kiến trình bày, tranh luận của những người tham gia hoà giải về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án.
- Thứ năm, ghi rõ những nội dung mà các đương sự đã thỏa thuận thống nhất và không thông nhất trước đó.
- Cuối cùng, ghi rõ họ tên, tư cách đương sự và yêu cầu sửa đổi, bổ sung cụ thể của người tham gia phiên họp sau đó ký tên đầy đủ.
Những vụ án dân sự nào không được hòa giải theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Những vụ án dân sự nào không được hòa giải theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không được hòa giải cụ thể như sau:
Những vụ án dân sự không được hòa giải
1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Theo đó, có 02 vụ án dân sự không được hòa giải theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
- Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Thủ tục hòa giải tại tòa án được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải như sau:
Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
...
4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Như vậy, theo quy định trên thì thủ tục hòa giải tại tòa án được thực hiện như sau:
Bước 1: Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc hòa giải.
- Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện của mình.
- Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); có yêu cầu phản tố (nếu có).
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn và trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có).
- Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến.
Bước 2: Sau khi các đương sự đã trình bày hết ý kiến, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.
Bước 3: Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thư gửi thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Tháp từ ngày 11/11/2024?
- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
- Từ 1/1/2025, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần trong trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế như thế nào?