Đánh giá chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2022/BTTTT?
- Đánh giá chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2022/BTTTT?
- Phương pháp xác định tỷ lệ cuộc gọi thiết lập không thành công nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ điện thoại như thế nào?
- Cuộc gọi bị ghi cước sai là gì và phương pháp xác định tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai như thế nào?
Đánh giá chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2022/BTTTT?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2022/BTTTT về Chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất được ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-BTTTT ngày 29/11/2022 của Bộ Thông tin và truyền thông.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2022/BTTTT quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2022/BTTTT áp dụng đối với các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ này theo các quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đây cũng là cơ sở để người sử dụng giám sát chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất của các doanh nghiệp.
Đánh giá chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2022/BTTTT? (Hình từ Internet)
Phương pháp xác định tỷ lệ cuộc gọi thiết lập không thành công nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ điện thoại như thế nào?
Theo tiết 2.1.2 Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2022/BTTTT hướng dẫn về phương pháp xác định tỷ lệ cuộc gọi thiết lập không thành công nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ điện thoại như sau:
- Tỷ lệ cuộc gọi thiết lập không thành công là tỷ lệ (%) giữa số cuộc gọi thiết lập không thành công trên tổng số cuộc gọi.
- Tỷ lệ cuộc gọi thiết lập không thành công ≤ 2 %.
- Việc xác định có thể áp dụng một trong hai hoặc kết hợp cả hai phương pháp sau:
1) Mô phỏng cuộc gọi: Số lượng cuộc gọi mô phỏng tối thiểu là 3 000 cuộc, phân bố theo các điều kiện đo kiểm: đo trong nhà (tối thiểu 1 000 cuộc); đo ngoài trời tại các vị trí cố định (tối thiểu 1 000 cuộc); đo ngoài trời di động (tối thiểu 1 000 cuộc). Đối với doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất có 2 vùng cung cấp dịch vụ, phân bố số lượng cuộc gọi mô phỏng như bảng dưới đây.
Với mỗi điều kiện đo kiểm thực hiện đo vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng cung cấp dịch vụ; khoảng thời gian giữa hai cuộc gọi mô phỏng liên tiếp xuất phát từ cùng một thuê bao chủ gọi không nhỏ hơn 30 s.
Yêu cầu về vị trí đo điểm:
+ Điều kiện đo trong nhà: Đo kiểm bên trong các công trình công cộng, như: cảng hàng không, nhà ga tàu hoả, bến xe ô tô, bệnh viện, bảo tàng...
+ Điều kiện đo ngoài trời tại các vị trí cố định: Đo kiểm tại các điểm tập trung đông dân cư như khu vực phụ cận: bến tàu hỏa, bến xe ô tô, chợ, bệnh viện, công viên, di tích văn hóa và danh lam thắng cảnh...
+ Điều kiện đo ngoài trời di động: Đo kiểm trong quá trình lưu thông trên các tuyến đường quốc lộ, liên tỉnh, liên huyện, các tuyến đường khu vực tập trung đông dân cư...
2) Giám sát bằng các tính năng sẵn có của mạng: Số lượng cuộc gọi lấy mẫu tối thiểu là toàn bộ cuộc gọi trong 7 ngày liên tiếp.
Cuộc gọi bị ghi cước sai là gì và phương pháp xác định tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai như thế nào?
Tại tiểu tiết 2.1.5.1 và tiết 2.1.5 Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2022/BTTTT hướng dẫn về tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai như sau:
- Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai là tỷ số giữa số cuộc gọi bị ghi cước sai trên tổng số cuộc gọi.
Cuộc gọi bị ghi cước sai bao gồm:
+ Cuộc gọi ghi cước nhưng không có thực;
+ Cuộc gọi có thực nhưng không ghi cước;
+ Cuộc gọi ghi sai số chủ gọi và/hoặc số bị gọi;
+ Cuộc gọi mà giá trị tuyệt đối của hiệu số giữa độ dài cuộc gọi ghi cước và độ dài đàm thoại thực lớn hơn 1 s;
+ Cuộc gọi được ghi cước có thời gian bắt đầu sai quá 9 s về giá trị tuyệt đối so với thời điểm thực lấy theo đồng hồ chuẩn quốc gia.
- Tiêu chuẩn tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai ≤ 0,1 %.
- Phương pháp xác định
Tổng số cuộc gọi lấy mẫu cần thiết tối thiểu là 10 000 cuộc gọi. Việc xác định có thể áp dụng một trong hai hoặc kết hợp cả hai phương pháp sau:
+ Mô phỏng cuộc gọi: Thực hiện mô phỏng vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng cung cấp dịch vụ và theo các hướng nội mạng và liên mạng. Khoảng cách giữa hai cuộc gọi mô phỏng liên tiếp xuất phát từ cùng một thuê bao chủ gọi không nhỏ hơn 10 s. Số cuộc gọi mô phỏng có độ dài từ 1 s đến 90 s tối thiểu là 60% của tổng số cuộc gọi mô phỏng.
+ Giám sát báo hiệu: Các cuộc gọi lấy mẫu vào các giờ khác nhau trong ngày. Điểm đấu nối máy giám sát báo hiệu tại các tổng đài và thực hiện trên các luồng báo hiệu hoạt động bình thường hàng ngày của mạng viễn thông di động mặt đất và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?