Đổi từ Chứng minh sang Căn cước công dân gắn chip có phải sửa Sổ đỏ không?
Đổi từ Chứng minh sang Căn cước công dân gắn chip có phải sửa Sổ đỏ không?
Đầu tiên, tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT quy định về thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận
1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:
a) Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…” hoặc “số định danh cá nhân:…;
...
Theo đó, có thể thấy Chứng minh nhân dân hay Căn cước công dân là một trong những thông tin của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi tại trang 1 của Sổ đỏ.
Tuy nhiên, tại điểm g khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được bổ sung bởi khoản 15 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT quy định về các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất như sau:
Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
1. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp để trao cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm:
...
g) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, số định danh cá nhân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, số định danh cá nhân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
...
Từ những căn cứ trên, có thể thấy khi đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip thì cũng không bắt buộc phải sửa thông tin trên Sổ đỏ.
Tuy nhiên, trường hợp nếu có nhu cầu đổi thông tin trên sổ đỏ từ việc chuyển số Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân nếu có nhu cầu.
Đổi từ Chứng minh sang Căn cước công dân gắn chip có phải sửa Sổ đỏ không? (Hình từ Internet)
Chip gắn trên thẻ căn cước công dân có thể định vị được hay không?
Tại Tiểu mục 3 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA có quy định về hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu thẻ Căn cước công dân như sau:
Hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu thẻ Căn cước công dân
....
3. Quy cách
...
d) Chíp điện tử lưu trữ thông tin cơ bản của công dân được gắn ở mặt sau thẻ Căn cước công dân.
Đồng thời, tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Công văn 671/UBND-NCPC năm 2021 cũng đã khẳng định chip gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
Từ những căn cứ trên thì chip gắn trên thẻ căn cước công dân được dùng để lưu trữ thông tin cơ bản của công dân và được gắn ở mặt sau thẻ Căn cước công dân.
Đồng thời, chip gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
Giá trị sử dụng của Căn cước công dân được quy định như thế nào?
Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của Căn cước công dân như sau:
- Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin tại Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014.
Được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin tại khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014.
- Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?