Dân tộc Việt Nam nào đông dân nhất hiện nay?

Cho tôi hỏi dân tộc Việt Nam nào đông dân nhất hiện nay? Câu hỏi từ chị Hoanh (Bắc Giang)

Dân tộc Việt Nam nào đông dân nhất hiện nay?

Căn cứ Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ năm 1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định hiện nay nước ta có 54 dân tộc.

Dân tộc Việt Nam có số lượng đông dân nhất hiện nay là dân tộc Kinh.

Dân tộc Kinh, còn gọi là người Việt, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong quần thể dân tộc của Việt Nam, với một số lượng ước tính khoảng 82 triệu người theo kết quả điều tra dân số năm 2019.

Họ không chỉ chiếm đa số dân số mà còn là nhóm dân tộc có sự phân bố rộng rãi tại hầu hết các tỉnh thành trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

Dân tộc Kinh thường được xem là nhóm dân tộc đại diện cho nền văn hóa, lịch sử, và xã hội của Việt Nam, đồng thời góp phần quan trọng vào sự đa dạng và sự phát triển của đất nước.

Dân tộc Việt Nam có số lượng đông dân nhất là dân tộc nào?

Dân tộc Việt Nam nào đông dân nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Chính sách đầu tư phát triển bền vững trong công tác dân tộc được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định chính sách đầu tư phát triển bền vững:

Chính sách đầu tư phát triển bền vững
1. Đảm bảo việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy tinh thần tự lực, tự cường của các dân tộc.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển ở vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên đặc biệt đối với dân tộc thiểu số rất ít người và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; chú trọng đào tạo nghề, sử dụng lao động là người tại chỗ, đảm bảo thu nhập ổn định, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng khác.
3. Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
...

Như vậy, chính sách đầu tư phát triển bền vững trong công tác dân tộc được quy định như sau:

- Đảm bảo việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy tinh thần tự lực, tự cường của các dân tộc Việt Nam.

- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển ở vùng dân tộc thiểu số;

- Ưu tiên đặc biệt đối với dân tộc thiểu số rất ít người và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;

- Chú trọng đào tạo nghề, sử dụng lao động là người tại chỗ, đảm bảo thu nhập ổn định, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng khác.

- Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.

- Chủ đầu tư các dự án quy hoạch, xây dựng có ảnh hưởng tới đất đai, môi trường, sinh thái và cuộc sống của đồng bào các dân tộc, phải công bố công khai và lấy ý kiến của nhân dân nơi có công trình, dự án được quy hoạch, xây dựng quy định của pháp luật;

- Tổ chức tái định cư, tạo điều kiện để người dân đến nơi định cư mới có cuộc sống ổn định tốt hơn nơi ở cũ.

- Chính quyền ở nơi có người đến định cư có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư đảm bảo định canh, định cư lâu dài, tạo điều kiện để đồng bào ổn định cuộc sống.

- Thực hiện quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung một cách hợp lý đối với những địa bàn khó khăn, đảm bảo cho đồng bào phát triển sản xuất phù hợp với đặc điểm dân tộc, vùng miền.

- Thực hiện các chương trình, đề án xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giải quyết cơ bản vấn đề vốn, đất ở, đất sản xuất, công cụ sản xuất cho nông dân thiếu đất, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển kinh tế, giao đất, giao rừng cho hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số, chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.

- Tổ chức phòng, chống thiên tai và ứng cứu người dân ở vùng bị thiên tai, lũ lụt.

- Có chính sách hỗ trợ kịp thời những dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt để ổn định và phát triển

Chính sách quốc phòng, an ninh trong công tác dân tộc được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định chính sách quốc phòng, an ninh như sau:

- Xây dựng, củng cố, quốc phòng, an ninh ở các địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và giữ vững trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số.

- Cơ quan nhà nước, đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới và hải đảo có trách nhiệm cùng các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương bảo vệ đường biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước láng giềng ở vùng biên giới và hải đảo theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dân tộc
Phan Vũ Hiền Mai
5,281 lượt xem
Dân tộc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dân tộc
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Danh mục các dân tộc Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh nào ở Việt Nam có đông dân tộc sinh sống nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Tại sao cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Dân tộc đông thứ 2 tại Việt Nam hiện nay là dân tộc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dân tộc Việt Nam nào đông dân nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Dân tộc là gì? Các đặc trưng của dân tộc Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Ủy ban Dân tộc tổ chức thực hiện cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý và sử dụng ấn phẩm báo, tạp chí của vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về vị trí và chức năng Phòng Dân tộc cấp huyện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dân tộc có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào