Người vận chuyển của đơn vị kinh doanh xăng dầu có cần giấy chứng nhận tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không?

Xin hỏi: Người vận chuyển của đơn vị kinh doanh xăng dầu có cần giấy chứng nhận tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không?

Người vận chuyển của đơn vị kinh doanh xăng dầu có cần giấy chứng nhận tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không?

Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 42/2020/NĐ-CP thì xăng dầu là chất lỏng dễ cháy thuộc loại hàng hóa nguy hiểm loại 3.

Tại Điều 8 Nghị định 42/2020/NĐ-CP có quy định về yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm như sau:

Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.
2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.

Như vậy, người vận chuyển của đơn vị kinh doanh xăng dầu phải có giấy chứng nhận tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Người vận chuyển của đơn vị kinh doanh xăng dầu có cần giấy chứng nhận tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không?

Người vận chuyển của đơn vị kinh doanh xăng dầu có cần giấy chứng nhận tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không? (Hình từ Internet)

Thời gian tập huấn cho người vận chuyển của đơn vị kinh doanh xăng dầu là bao nhiêu tiếng?

Tại Điều 10 Thông tư 37/2020/TT-BCT có quy định đối tượng, nội dung, hình thức và thời gian tập huấn như sau:

Đối tượng, nội dung, hình thức và thời gian tập huấn
....
3. Hình thức và thời gian tập huấn
a) Hình thức tập huấn
- Tập huấn lần đầu.
- Tập huấn định kỳ: 02 năm.
- Tập huấn lại: Được thực hiện khi có thay đổi hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển hoặc khi người lao động nghỉ việc từ sáu tháng trở lên hoặc khi kiểm tra không đạt yêu cầu.
b) Thời gian tập huấn
- Tập huấn lần đầu: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Tập huấn định kỳ: Bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu.
- Tập huấn lại: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
c) Tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.

Như vậy, thời gian tập huấn cho người vận chuyển của đơn vị kinh doanh xăng dầu là:

- Lần đầu: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

- Định kỳ: Bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu.

- Tập huấn lại: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

Hồ sơ tập huấn cho người vận chuyển của đơn vị kinh doanh xăng dầu bao gồm những giấy tờ gì?

Tại Điều 12 Thông tư 37/2020/TT-BCT có quy định về đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ tập huấn như sau:

Đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ tập huấn
1. Người vận tải hoặc các tổ chức huấn luyện được người vận tải thuê tập huấn chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả tập huấn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Người thuê vận tải hoặc các tổ chức huấn luyện được người thuê vận tải thuê tập huấn chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả tập huấn đối với người áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho.
3. Quy định về kiểm tra
a) Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung tập huấn.
b) Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên.
4. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tập huấn, người vận tải hoặc tổ chức huấn luyện ban hành quyết định công nhận kết quả tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn.
5. Hồ sơ tập huấn bao gồm:
a) Tài liệu tập huấn.
b) Danh sách đối tượng tập huấn với các thông tin và chữ ký xác nhận tham gia tập huấn theo mẫu tại Phụ lục VI.
c) Thông tin về người tập huấn bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD/ hộ chiếu, nghề nghiệp, đơn vị công tác.
d) Nội dung và kết quả kiểm tra tập huấn.
đ) Quyết định công nhận kết quả kiểm tra tập huấn theo mẫu tại Phụ lục VII.
6. Người vận tải hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
7. Người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này đối với áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
8. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn theo mẫu tại Phụ lục V và có giá trị trong thời hạn 02 (hai) năm.

Như vậy, hồ sơ tập huấn cho người vận chuyển của đơn vị kinh doanh xăng dầu bao gồm những giấy tờ sau:

- Tài liệu tập huấn.

- Danh sách đối tượng tập huấn với các thông tin và chữ ký xác nhận tham gia tập huấn.

- Thông tin về người tập huấn bao gồm:

+ Họ tên, ngày tháng năm sinh;

+ Số CMND/CCCD/ hộ chiếu;

+ Nghề nghiệp, đơn vị công tác.

- Nội dung và kết quả kiểm tra tập huấn.

- Quyết định công nhận kết quả kiểm tra tập huấn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh xăng dầu
Lương Thị Tâm Như
1,314 lượt xem
Kinh doanh xăng dầu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh xăng dầu
Hỏi đáp Pháp luật
Ngừng hoạt động kinh doanh xăng dầu bao lâu thì bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt cây xăng tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi công thức tính giá cơ sở xăng dầu từ ngày 17/11/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Người vận chuyển của đơn vị kinh doanh xăng dầu có cần giấy chứng nhận tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện được làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức dự trữ xăng dầu bắt buộc đối với thương nhân kinh doanh xăng dầu hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ hiện nay cần đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cây xăng bị phạt bao nhiêu tiền khi không ghi tên thương nhân phân phối xăng dầu trên biển hiệu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh xăng dầu có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kinh doanh xăng dầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh xăng dầu

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Toàn bộ văn bản về Kinh doanh xăng dầu mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào