Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại?
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định:
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Bên cạnh đó, tại Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có nêu:
Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
3. Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.
6. Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại là Trọng tài thương mại hoặc Tòa án có thẩm quyền (trong đó có Tòa án Việt Nam).
Khi phát sinh tranh chấp trong lĩnh vực thương mại, nếu các bên có thỏa thuận Trọng tài là cơ quan giải quyết thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài thương mại, nếu các bên không có thỏa thuận trọng tài thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại? (Hình từ Internet).
Tranh chấp thương mại là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định rằng:
Giải thích từ ngữ
...
1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
...
Hiện nay, luật không có quy định giải thích cụ thể tranh chấp thương mại là gì. Tuy nhiên có thể dựa vào khái niệm để hiểu được tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong quá trình mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Tranh chấp thương mại về bản chất chính là sự mẫu thuẫn về nghĩa vụ cũng như quyền lợi giữa các bên tham gia hoạt động thương mại.
Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp thương mại cụ thể rằng:
Hình thức giải quyết tranh chấp
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.
Như vậy, có các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại như sau:
- Thương lượng giữa các bên:
Hình thức giải quyết bằng thương lượng cho phép các bên tự thỏa thuận và giải quyết mâu thuẫn với nhau sao cho hợp lý nhất.
Sự thương lượng được xem là hợp lý khi các bên tranh chấp đều đồng tình với hướng giải quyết mà các bên đã thống nhất áp dụng.
- Hòa giải thương mại:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định.
- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án:
Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại như sau:
- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/ANH/25102023/tranh-chap-thuong-mai.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/TTNM/28052024/tranh-chap-truc-tuyen.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bị miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ không?
- 06 điều cần lưu ý về cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54?
- Cách viết thư UPU lần thứ 54: Bức thư gửi loài người từ đại dương hay, ý nghĩa nhất?