Trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung nào theo quy định?
Trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung nào theo quy định?
Căn cứ quy định Điều 46 Luật Báo chí 2016 quy định về các thông tin phải ghi, thể hiện trên báo chí như sau:
Các thông tin phải ghi, thể hiện trên báo chí
Cơ quan báo chí phải ghi, thể hiện đầy đủ các thông tin sau đây:
1. Trên trang nhất, bìa một đối với báo in, trang chủ, các trang đối với báo điện tử phải có các nội dung sau đây:
a) Tên sản phẩm báo chí;
b) Tên cơ quan báo chí, tên cơ quan chủ quản báo chí (ghi dưới tên báo chí); tên miền đối với báo điện tử;
c) Số thứ tự của kỳ phát hành báo chí đối với báo in;
d) Ngày, tháng, năm phát hành.
2. Dưới chân trang cuối, bìa cuối đối với báo in, trang chủ đối với báo điện tử phải có các nội dung sau đây:
a) Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo chí;
b) Địa chỉ của cơ quan báo chí, số điện thoại, fax, thư điện tử. Họ, tên người đứng đầu cơ quan báo chí;
c) Nơi in, khuôn khổ, số trang, kỳ hạn xuất bản, giá bán đối với báo in.
....
Như vậy, trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung sau đây:
- Tên sản phẩm báo chí;
- Tên cơ quan báo chí, tên cơ quan chủ quản báo chí (ghi dưới tên báo chí);
- Tên miền đối với báo điện tử;
- Ngày, tháng, năm phát hành.
- Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo chí;
- Địa chỉ của cơ quan báo chí, số điện thoại, fax, thư điện tử. Họ, tên người đứng đầu cơ quan báo chí;
Trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ lưu chiểu như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 52 Luật Báo chí 2016 quy định về chế độ lưu chiểu báo chí, nộp ấn phẩm báo chí như sau:
Chế độ lưu chiểu báo chí, nộp ấn phẩm báo chí
1. Cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ lưu chiểu theo quy định sau đây:
a) Đối với báo chí trung ương và báo chí in tại Hà Nội, cơ quan báo chí phải nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành;
b) Đối với báo chí in tại địa phương, cơ quan báo chí phải nộp hai bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành, đồng thời nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương qua hệ thống bưu chính;
c) Cơ quan báo nói, báo hình có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ chương trình đã truyền dẫn, phát sóng, thông tin về nguồn tín hiệu sử dụng để chuyển tiếp sóng phát thanh - truyền hình trung ương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày truyền dẫn, phát sóng; cung cấp tín hiệu truyền dẫn, phát sóng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác lưu chiểu điện tử;
d) Cơ quan báo điện tử phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đăng, phát trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đăng, phát để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.
...
Như vậy, cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ lưu chiểu theo quy định của pháp luật như sau:
- Đối với báo chí trung ương và báo chí in tại Hà Nội, cơ quan báo chí phải nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành;
- Đối với báo chí in tại địa phương, cơ quan báo chí phải nộp hai bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành, đồng thời nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương qua hệ thống bưu chính;
- Cơ quan báo nói, báo hình có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ chương trình đã truyền dẫn, phát sóng, thông tin về nguồn tín hiệu sử dụng để chuyển tiếp sóng phát thanh - truyền hình trung ương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày truyền dẫn, phát sóng; cung cấp tín hiệu truyền dẫn, phát sóng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác lưu chiểu điện tử;
- Cơ quan báo điện tử phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đăng, phát trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đăng, phát để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.
Cơ quan báo chí Việt Nam có các quyền gì khi hợp tác với nước ngoài?
Căn cứ quy định Điều 55 Luật Báo chí 2016 quy định về hoạt động hợp tác của cơ quan báo chí Việt Nam với nước ngoài như sau:
Hoạt động hợp tác của cơ quan báo chí Việt Nam với nước ngoài
1. Cơ quan báo chí Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí ra nước ngoài; ủy thác cho tổ chức, cá nhân in lại, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí Việt Nam ở nước ngoài;
b) Thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài;
c) Cử nhà báo hoạt động báo chí ở nước ngoài;
d) Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài;
đ) Hoạt động hợp tác với nước ngoài.
....
Như vậy, khi cơ quan báo chí Việt Nam hợp tác với nước ngoài có các quyền sau đây:
- Phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí ra nước ngoài; ủy thác cho tổ chức, cá nhân in lại, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí Việt Nam ở nước ngoài;
- Thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài;
- Cử nhà báo hoạt động báo chí ở nước ngoài;
- Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài;
- Hoạt động hợp tác với nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?