Lấy phiếu tín nhiệm để làm gì? Đối tượng nào được lấy phiếu tín nhiệm?
Lấy phiếu tín nhiệm để làm gì? Đối tượng nào được lấy phiếu tín nhiệm?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 96/2023/QH15, lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở xem xét đánh giá cán bộ.
Trong đó, căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15, các đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm bao gồm:
[1] Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ như sau:
- Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
- Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.
- Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
[2] Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ như sau:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
*Lưu ý:
- Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó.
- Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ nêu trên đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm.
Lấy phiếu tín nhiệm để làm gì? Đối tượng nào được lấy phiếu tín nhiệm? (Hình từ Internet)
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 10 Nghị quyết 96/2023/QH15, quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội được thực hiện như sau:
Bước 1: Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, căn cứ vào đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm quy định trong Nghị quyết 96/2023/QH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo và bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bước 2: Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội trong trường hợp khuyết Trưởng Đoàn để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
Bước 3: Tại phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội. Phiên họp lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tham dự;
Bước 4: Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
Bước 5: Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”;
Bước 6: Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu;
Bước 7: Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thời gian tổ chức lấy phiếu tín nhiệm là khi nào?
Theo Điều 9 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm như sau:
Thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.
Theo đó, việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần tại mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ 3 của nhiệm kỳ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức.
Các hành vi nào bị cấm trong lấy phiếu tín nhiệm?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị quyết 96/2023/QH15, các hành vi bị cấm trong lấy phiếu tín nhiệm bao gồm:
- Vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm.
- Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất để vận động, lôi kéo, mua chuộc nhằm tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm.
- Làm sai lệch kết quả lấy phiếu tín nhiệm, mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?